Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


 
Trang ChínhPortalliGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

 

 cai nay minh tim duoc thay hay hay post cho anh em doc

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
lc3b3r9
Admin
Admin
lc3b3r9


Tổng số bài gửi : 268
Age : 37
Registration date : 13/05/2007

Thông tin nhân vật
Địa chỉ nhà: Việt Nam
Sở thich: Draw, Game, Music, etc

cai nay minh tim duoc thay hay hay post cho anh em doc Empty
Bài gửiTiêu đề: cai nay minh tim duoc thay hay hay post cho anh em doc   cai nay minh tim duoc thay hay hay post cho anh em doc Icon_minitimeTue Jun 26, 2007 11:07 am

Tiền nhân tự cổ đã làm thơ rằng...
Nâu nâu khóm tóc dày,
Dây áo phất phơ bay,
Quần tụt, cưỡi xe đẹp,
Trai trầm trồ khen hay...

lại làm thơ rằng...
Càng trông càng thăm thẳm,
Không gái, mỗi ta đây,
Biết ai kẻ bụng tốt,
Gỡ cho oán hận này...

rồi dặn dò thêm...
Muốn đẽo gái xinh bên ngoài ấy,
Nên nghe mưu sĩ ở trong này.

Còn nói về lũ hậu bối chúng ta...
“...Nay các ngươi chẳng biết chát nude mà không biết lo, không có wc mà không biết thẹn, nhìn thằng khác đong gái online rồi đem đi offline mà không biết tức, tốn tiền lên mạng chỉ rủ được mấy thằng đực dựa đi uống bia rượu mà không biết căm, hoặc lấy vnexpress làm vui, lấy tintucvietnam làm thích, hoặc vui thú vài diễn đàn em chã, hoặc quyến luyến mấy nick đẹp không rõ asl, hoặc lo chửi nhau trên tathy mà quên việc gái, hoặc ham xin xỏ Gmail invitation mà làm trễ việc đong, hoặc thích nick xanh, hoặc mê mờ pếch... Nếu có giặc Mông Thát là gái đẹp chạy ngang qua thì rổ kiến thức dưa lê vnexpress sao đâm thủng áo hai dây của giặc, tintucvietnam không thể dùng làm mưu lược phòng the, dẫu rằng diễn đàn em chã trên mạng là nhiều vô số kể, tấm thân đẹp đẽ nghìn vàng vẫn không thể nào đụng chạm, vả lại add được một mớ nick đẹp lăng nhăng vô dụng, muốn rủ được giặc offline cũng chẳng có ích chi, bài post lên tathy tuy nhiều không hôn được đầu giặc, Gmail tuy to 1GB không chở được quân thù (đi chơi), có nick xanh không thể làm cho giặc say chết, mờ pếch hay không thể làm cho giặc điếc tai. Lúc bấy giờ ta cùng các ngươi sẽ là chã, đau xót biết nhường nào!
Nay ta chọn lọc binh pháp các nhà hợp thành một pho, gọi là “Gái học yếu luận”, được chia làm 05 quyển,... ở đây là quyển 02, có tên gọi là “Đàn chỉ luận” – chuyên bàn về tác động của thanh âm đối với tâm sinh lý của gái. Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này, thì trọn đời sẽ được bầu bạn với rất nhiều gái, nhược bằng khinh bỏ sách này, thì trọn đời sẽ chỉ là chã ngố chã ngọng...” – Gái học yếu luận, Quyển thượng.

Đàn chỉ luận – TỰA
Thường nghe... Tiền nhân dặn gái “làm thân con gái chớ nghe đàn bầu”, lại dặn thêm “gái chết vì tai, trai chết vì lưỡi”... lại nữa, không phải là dặn một cái là xong, mà dặn rất nhiều lần, dặn đi dặn lại, dặn từ thế hệ này đến thế hệ khác, từ bà đến mẹ, từ mẹ đến con gái, từ con gái các mẹ đến con gái các con gái... Việc này làm sáng tỏ được ba thứ, trước hết, THANH ÂM là khắc tinh của gái, lại nữa, gái nào cũng biết thế (tại bà, mẹ dặn đi dặn lại) nhưng chúng luôn luôn quên (cả bà và mẹ ngày xưa cũng quên, sau hối hận không muốn con cháu theo vết xe đổ, nên mới phải dặn rõ nhiều), sau rốt, đàn bầu là loại đàn dây, cơ chế “phát âm” là gảy, cho nên lethal weapon lý tưởng ở đây sẽ không phải piano (gõ dây), không phải violin (kéo dây), oóc điện tử thì lại còn ngu hơn (đe’0 có dây)... phải là guitar. Với công thức đơn giản “01 guitar = 06 đàn bầu” (ở đây là nói tây ban cầm thông thường - có 06 dây, russia có loại guitar truyền thống 07 dây, nhưng không phổ biến), tây ban cầm thật chẳng khác đe’0 gì khẩu côn xoay... chuyên dùng để bắn gái. “Tri kỷ, tri bỉ, bách chiến bách thắng” – cả tử huyệt lẫn vũ khí đều to và lợi hại, đã đi đẽo gái, cần phải khắc cốt ghi tâm, guitar còn thì người còn... quại được – được như vậy có thể coi như là biết địch. Thế còn biết mình thì sao... Tiền nhân quả nhiên là chu đáo và công bằng, đã dặn dò gái, lại cũng không quên dặn dò chúng ta, hẳn là tiền nhân xưa cũng bị phân thành 02 phái và hẳn là cũng phải đối phó lẫn nhau... cho nên mới dặn dò trai hậu bối rằng:
“...Non sông ta tươi đẹp, gái ta thích tỏ ra yêu âm nhạc, có đẽo được chúng hay không là nhờ một phần lớn vào công học tập của các chú”.
Cho nên... “Đàn chỉ luận” vốn không phải là công pháp một tấc đến giời, khẩu khuyết “Đàn chỉ luận” luôn luôn nhấn đi nhấn lại là “Học – Học nữa – Học mãi”. Phàm là người xiêng năng, ắt có cơ hội thành công.
Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi không muốn vui chơi, phỏng có được không...

Kỳ sau: “LUẬN KỸ THUẬT“
PS: Đàn chỉ luận – TOC
01. Tựa
02. Luận kỹ thuật
03. Luận dây
04. Luận móng
05. Luận cần
06. Luận hốt
07. Luận trích
08. Luận nhĩ
09. Luận quạt chả
a. Quạt cái gì trước
b. Quạt nhanh quạt chậm
c. Quạt theo chiểu gió
d. Quạt tốc váy
10. Luận hội
Về Đầu Trang Go down
http://ctm2k49.allgoo.us
lc3b3r9
Admin
Admin
lc3b3r9


Tổng số bài gửi : 268
Age : 37
Registration date : 13/05/2007

Thông tin nhân vật
Địa chỉ nhà: Việt Nam
Sở thich: Draw, Game, Music, etc

cai nay minh tim duoc thay hay hay post cho anh em doc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: cai nay minh tim duoc thay hay hay post cho anh em doc   cai nay minh tim duoc thay hay hay post cho anh em doc Icon_minitimeTue Jun 26, 2007 11:07 am

Đàn chỉ luận - LUẬN KỸ THUẬT

Làm thằng trai đã sờ đến đàn, việc đầu tiên cần phải nhớ, là bất biết hậu quả ra sao, chuyện này sẽ tiêu tốn rất nhiều thời gian và công sức. Vậy nếu đằng nào cũng tốn thời gian và công sức, sao không tìm cách gặt hái những thành quả cho ra hồn. Nhưng mà như thế nào mới được gọi là thành quả thì lại tùy thuộc vào quan niệm của mỗi người. Trước tiên, có những người sẽ bảo, bản thân việc mải mê tập đàn, đánh đàn, hát... đã là một cái thú vui rồi, không cần phải “mục đích” quá. Cái này đúng, chân chính nữa, nhưng khó duy trì, lý do thì đơn giản thôi, nó thiếu động lực để phát triển, nó sẽ giống như chơi một game mà chỗ nào dễ thì chơi, khó thì bỏ, không quan trọng chuyện phải qua bài dễ, lên bài khó, phải lập kỷ lục, phải ghi tên vào top... ai đã từng đánh game đều hiểu, chơi như vậy thật khó mà hứng thú lâu được, mà phàm cái gì không lên được nữa thì sẽ nhanh chóng trở thành bèo nhèo mà thôi. Tiếp theo, lại có những người khác sẽ bảo, đã chơi thì phải chơi chuyên nghiệp, còn chơi nghiệp dư chỉ tổ mất công vô ích... Ai mà chả biết chuyên nghiệp được thì hay, nhưng mà thứ nhất, còn nhiều nghề khác hay hơn nghề đàn, những thằng giàu nhất thế giới có phải ca sĩ hay nhạc công đe’0 đâu, thứ hai, chuyên nghiệp là con đường hết sức gian nan, mỗi năm nước ta có thêm hàng nghìn trai (gái) bước vào con đường nhạc chuyên nghiệp, vậy mà cho đến thời điểm này, thử hỏi có được bao nhiêu trai (gái) thực sự sống đàng hoàng bằng nghề nhạc, “sao” của chúng ta đếm chắc chưa hết 10 đầu ngón tay, đem chia cho 80 triệu dân ta, thật chẳng khác đe’0 gì con số không, thứ ba, cũng là điểm quan trọng nhất, nếu nói “chơi nghiệp dư là mất công vô ích”, nói như vậy là hết sức ngu dốt, thằng chuyên làm bài hát và thằng chuyên hát có chắc là vui thú được hơn cái thằng chuyên dùng những bài hát đấy mà đi đẽo được cả đống gái đẹp hay không... mà thôi, tốt nhất là cứ xem tiếp, khắc tự hiểu...
Tập đàn hát đẽo gái, trước hết có 02 vấn đề cần phải nhận thức sâu sắc. Thứ nhất, người mới tập đàn hát như chúng ta – phải biết là nếu đứng ngoài mà nghe thì nó đe’0 ra làm sao cả. Mạnh dạn thừa nhận như vậy mới là biết mình, mới là đại trượng phu. Đại trượng phu không sợ dốt, chỉ sợ muốn mà không dám, nhớ. Cho nên biết, không phải để chán, mà là để tìm cách đối phó. Thứ hai, vấn đề thứ nhất thực ra đe’0 có gì là quan trọng cả, thực tế đã có rất nhiều hảo thủ thửa đàn, lựa thầy, toàn là thứ tốt, công phu khổ luyện cũng hơn người, tới lúc hạ sơn, có cơ hội mới ôm đàn thửa, ngồi trước gái, táng toàn là đồ hiệu, hết “bài ca hy vọng”, đến “người hà nội”... sở học cũng toàn là công phu thượng thừa, tremolo được cả đá ngón chân truyền của thầy Hải Thoại, cơ mà cặm cụi toát mồ hôi hết cả bài khó, đến lúc ngẩng đầu lên thấy gái đã chuyển mẹ hết sang buôn dưa lê từ lâu, chằng còn quan tâm đe’0 gì đến thằng đánh đàn nữa... cay đe’0 tả. Mà cay là phải, ai bảo không chịu hiểu, là gái nói chung đe’0 biết phân biệt hay dở, tiền nhân cũng bảo rồi, “đàn bầu gảy tai trâu”, ai bảo đe’0 chịu nghe, trâu còn vậy, huống hồ là gái. Hiểu được thế mới là biết địch. Nhưng mà biết, cũng không phải là để bất mãn, mà là để tìm cách tận dụng yếu điểm của đối phương. Cần phải hiểu, hệ thống tâm sinh lý của gái có nhiều điểm hoàn toàn không giống như của chúng ta. Nói về niềm tin, thì niềm tin của gái nó theo một cơ chế riêng, hoàn toàn không phụ thuộc vào bản chất đúng, sai, hay, dở, xấu, đẹp... của vấn đề. Hành vi của gái mang nặng màu sắc “vị lai”, cái gì thỏa mãn tâm sinh lý của chúng, sẽ được chúng coi là đúng, hay, đẹp, tuyệt vời... những thứ mà không như thế thì sẽ là sai, dở, xấu, đe’0 ra gì... bất biết, bất cần biết bản chất của sự vật thực ra nó là như thế nào. Ví dụ, một chã có thể ngồi chửi bới gái theo một cái cách còn ngoa ngoắt hơn cả đàn bà, rõ là đe’0 ra làm sao cả, nhưng nếu gái đang bị chửi vốn vẫn là ganh ghét của gái đang ngồi nghe, thì trong con mắt của gái ngồi nghe, chã sẽ được coi là người tốt, dũng cảm, thẳng thắn, trung thực... Gái là vậy, chúng ta cũng phải tìm cách nương theo chúng thôi. Có câu “thuận gái thì sống, không thuận gái thì sống... đe’0 ra gì”. Thành ra... dù là ta đàn hát đe’0 thể gọi là hay, dù là gái đe’0 thể phân biệt được hay dở, nhưng hoàn toàn vẫn có thể thỏa mãn chúng. Trọng tâm của vấn đề chính là ở chỗ này: gái bị hấp dẫn bởi cái phong cách đàn hát của chúng ta. Nhớ là “phong cách” mới là quan trọng nhất, “phong cách” chứ không phải “chất lượng”. Phong cách ở đây bao gồm cả cái cách chúng ta đàn hát cho gái nghe và cái cách giúp gái đàn hát cho ta nghe.
Thế thì một cái phong cách đẹp, nó phải thế nào. Có một điều không thể không nhớ, là cách quan sát và đánh giá sự vật của gái về cơ bản cũng hoàn toàn không giống chúng ta. Chúng không đủ kiến thức và lý tính để đánh giá sự vật ở mức bản chất của nó, thêm vào đó, tâm địa của gái lại có một cái thuộc tính đặc trưng là nhỏ nhen, cho nên có nhiều thứ mà chúng ta cho là vớ vẩn, vụn vặt... lại được chúng hết sức quan tâm, đánh giá cao, thậm chí là ngưỡng mộ. Cho nên, một khi đã ôm guitar đối mặt với gái, có một chữ phải luôn luôn tâm niệm, đó là “kỹ xảo”. Ngoài giá trị to lớn về chuyện đáp ứng “thị hiếu” nhỏ nhặt của thính giả - là gái – như đã nói ở trên, “kỹ xảo” còn mang một ý nghĩa thực tiễn to lớn khác, bằng vào mức độ khả thi và hiệu quả của nó. Trai nào đã từng bỏ sức lực ôm guitar đi tầm sư học đạo hẳn không quên thời gian và công sức đã phải bỏ ra cho sự “thành thục” – không phải thành thục theo nghĩa thông thường, mà chỉ là để chơi không có lỗi “bấm sai”, vài nốt tậm tịt không tính là lỗi – của một bài cổ điển xếp ngón “tầm tầm” nó là như thế nào. Đã đành là ở đời không cố thì không khá, nhưng cái gì thì cũng phải xem xét đến mức độ và hiệu quả, hơn nữa cố thì cũng có nhiều kiểu cố. Danh môn chánh phái, nhất là đối với “nhạc học”, là một chặng đường vô cùng gian nan vất vả, mà thành quả thì lại chỉ có một ít, lại chỉ giành cho một vài cá thể hãn hữu. “Kỹ xảo” thì khác, mặc dù cũng không kém phần gian nan vất vả, nhưng tỷ lệ thành công thì lại hết sức khả quan. Cho nên... không phải là sở học thượng thừa mà phải là “kỹ xảo”, nhớ.

Kỳ sau: “LUẬN DÂY”
Về Đầu Trang Go down
http://ctm2k49.allgoo.us
lc3b3r9
Admin
Admin
lc3b3r9


Tổng số bài gửi : 268
Age : 37
Registration date : 13/05/2007

Thông tin nhân vật
Địa chỉ nhà: Việt Nam
Sở thich: Draw, Game, Music, etc

cai nay minh tim duoc thay hay hay post cho anh em doc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: cai nay minh tim duoc thay hay hay post cho anh em doc   cai nay minh tim duoc thay hay hay post cho anh em doc Icon_minitimeTue Jun 26, 2007 11:08 am

Đàn chỉ luận - LUẬN DÂY

Việc trước nhất cần làm khi sờ đến một cây guitar lúc ở trước mặt gái là áp dụng kỹ xảo lên dây. Cử chỉ trước phải âu yếm, nâng niu, sau phải đắm đuối, xuất thần... Hãy nhẹ nhàng ôm cây đàn vào lòng, đầu cúi thấp để tóc xõa tung ra (húi cua vẫn cứ phải cúi, nhớ), úp bàn tay trái lên phía trên cần đàn, khẽ vuốt từ từ theo chiều từ ngoài vào trong (về phía thùng đàn), rồi từ trong ra ngoài. Nheo nheo mắt lại, tay trái vẫn để nguyên trên cần đàn, không cần bấm hợp âm nào cả, ngón tay cái và ngón tay trỏ bàn tay phải cầm vào nhau, quào nhẹ 03 dây dưới cùng mấy phát (nhớ là chỉ đúng ba dây dưới cùng, ba dây thon nhỏ nhất ấy, nếu lẫn thêm một dây trên thì hiệu ứng sẽ ngược lại), tai bên phải hơi nghiêng nghiêng xuống, khẽ nhíu mày, hơi lắc đầu (bất biết đàn nó kêu đúng, kêu sai, vẫn phải lắc đầu, nhớ)... gái sẽ rất để ý, chúng sẽ nghĩ “...am hiểu, sành điệu đây, y đang chê dây đàn sai lung tung, nhưng lịch sự không muốn nói ra, ôi cái con người mới nhã nhặn làm sao...”. Thực ra... cuộc sống nó luôn để sẵn ra rất nhiều những sự khó chịu, sự không hài lòng, sự “sống mất ngon”... giành riêng cho những cái thằng (con) hay chê bai, hay chê bai là một trong những đặc điểm tính cách ngu ngốc nhất mà chúng ta có thể có, nhưng mà gái thì lại không thể nào hiểu nổi chuyện này, trong đa phần các trường hợp, chúng cho đây là biểu hiện “sành điệu”... thực ra dây đàn sai là chuyện bình thường, biết thì vui vẻ lên lại dây mà chơi, có đe’0 gì mà phải nhăn trán nhíu mày... Tiếp theo, nói chung sách và các thày đều sẽ dạy chúng ta lên dây đàn theo công thức 5-5-5-4-5 tức là bắt đầu từ dây thứ 06, là dây trên cùng, bự nhất, trở xuống... theo quy ước thì dây đàn từ thấp đến cao được đánh số như sau:


Theo tu the....Ten not...The hinh...Danh so
------------------------------------------
Day tren cung..Mi` (E)...To nhat....06
...............La` (A)..............05
...............Re` (D)..............04
...............Sol (G)..............03
...............Si (B)..............02
Day duoi cung..Mi’ (e)...Nho nhat...01


Trên bảng Tab sẽ là

e::---------------- Danh so 01
B::---------------- 02
G::---------------- 03
D::---------------- 04
A::---------------- 05
E::---------------- 06

Công thức lên dây truyền thống là
phím 05 dây 06 phải kêu như dây 05
phím 05 dây 05 phải kêu như dây 04
phím 05 dây 04 phải kêu như dây 03
phím 04 dây 03 phải kêu như dây 02
phím 05 dây 02 phải kêu như dây 01

sau đó có thể là quào thử mấy phát mi thứ hay đô trưởng, la thứ chi đó, không thấy phô là ổn. Nhưng mà nếu chỉ thông thường thế, mà ai cũng làm như thế thì làm sao mà gây được ấn tượng trước những cặp mắt tò mò, xăm xoi... của gái. Sau vài lần “xem”, chúng nhớ trong đầu “đấy là lên dây đàn – một việc rất bình thường, trai nào cũng làm được”. Do đó, muốn gây được ấn tượng, thì cần phải làm khác đi, hãy sử dụng kỹ thuật tune dây nâng cao bằng “âm bồi” theo chỉ dẫn dưới đây. Thực ra đây là cách lên dây đàn “tinh chỉnh” của dân chuyên nghiệp, cơ mà mục đích của chúng ta hoàn toàn không phải thế - chuyên nghiệp đe’0 đâu. Việc đầu tiên, mỗi người trong chúng ta cần hiểu sâu sắc rằng, với khả năng của chúng ta, đã là dây đàn thì phải sai, và có cố gắng chỉnh đi chỉnh lại, dây đàn vẫn sẽ tiếp tục sai, vả lại gái thì lại còn tệ hơn chúng ta, đằng nào thì chúng cũng không thể hiểu được là dây đàn đúng hay sai. Cho nên, đúng một chút sai một chút đe’0 có gì là quan trọng cả, quan trọng nhất là cái việc lên dây đàn là cơ hội để thể hiện cho được một “tác phong lên đây đàn” đẹp, sành điệu, y như là chuyên nghiệp.
Âm bồi là loại âm thanh có hiệu ứng “tiếng chuông” được tạo thành do cách đánh cộng hưởng dây đàn. Ví dụ, phím 12 là phím chia mỗi sợi dây đàn làm 02 phần bằng nhau, chọn một dây bất kỳ, ví dụ dây 01, là dây mí, nhỏ nhất, ở gần đùi nhất, đặt nhẹ ngón út tay trái lên phím 12 dây 01, nhớ là đúng vào điểm phía trên vạch phím đồng chứ không phải ở khoảng phím gỗ như cách bấm thông thường (điểm này thường đúng là điểm tiếp giáp giữa thùng đàn và cần đàn ở các loại đàn chúng ta hay chơi), gảy dây này, lúc gảy dây, lập tức nhấc ngón út tay trái đang đặt trên dây lên, làm sao để động tác gảy tay phải và nhấc tay trái xảy ra gần như đồng thời. Hai nửa dây bằng nhau sẽ cộng hưởng với nhau, làm cho âm thanh phát ra cao lên một quãng tám và ngân nga y như là tiếng chuông vậy.
Nhắc lại là dây đàn được đánh số 01 đến 06 từ nốt cao xuống nốt thấp, tức là theo thế cầm đàn là từ dưới lên, theo trên bảng tab là từ trên xuống. Chơi như ở ví dụ vừa nêu sẽ gọi là “chơi âm bồi phím 12, dây 01”.
Tiếp theo, kỹ thuật lên dây “bồi âm” theo thứ tự lần lượt đi từ dây 06 đến dây 01 như sau:
1. Bắt đầu từ dây 06 làm gốc, coi như dây 06 đã lên đúng (thường thì khi chúng ta ôm lấy cái đàn, dây của nó đã gần đúng rồi).
2. Chơi âm bồi phím 05 dây 06, rồi chơi âm bồi phím 07 dây 05, hai âm này phải kêu giống nhau, nếu không giống thì điều chỉnh dây 05 đến bao giờ giống thì thôi. (Sau khi tham khảo nội dung “LUẬN CẦN”, ở thế tay sử dụng cho các hợp âm “nặng”, hãy áp dụng để “bồi” cả hai nốt này một lúc)
e::----------------
B::----------------
G::----------------
D::----------------
A::--------7-------(a^m bo^`i)
E::---5------------(a^m bo^`i)
3. Chơi âm bồi phím 05 dây 05, rồi chơi âm bồi phím 07 dây 04, hai âm này phải kêu giống nhau, nếu không giống thì điều chỉnh dây 04 đến bao giờ giống thì thôi.
e::----------------
B::----------------
G::----------------
D::-------7--------(a^m bo^`i)
A::---5------------(a^m bo^`i)
E::----------------
4. Chơi âm bồi phím 05 dây 04, rồi chơi âm bồi phím 07 dây 03, hai âm này phải kêu giống nhau, nếu không giống thì điều chỉnh dây 03 đến bao giờ giống thì thôi.
e::----------------
B::----------------
G::-------7--------(a^m bo^`i)
D::---5------------(a^m bo^`i)
A::----------------
E::----------------
5. Chơi âm bồi phím 07 dây 06 và chơi dây buông dây 02, hai âm này phải kêu giống nhau (về cao độ), nếu không giống thì điều chỉnh dây 02 đến bao giờ giống thì thôi.
e::----------------
B::-------0--------(da^y buo^ng)
G::----------------
D::----------------
A::----------------
E::---7------------(a^m bo^`i)
6. Chơi âm bồi phím 07 dây 05 và chơi dây buông dây 01, hai âm này phải kêu giống nhau (về cao độ), nếu không giống thì điểu chỉnh dây 01 đến bao giờ giống thì thôi.
e::-------0--------(da^y buo^ng)
B::----------------
G::----------------
D::----------------
A::---7------------(a^m bo^`i)
E::----------------

Cần phải luyện tập cho thành thạo công đoạn lên dây theo chỉ dẫn trên đây, đối với chúng ta, dây đàn vẫn sẽ tiếp tục sai, nhưng mà đối với gái, chỉ cần 08 cái âm bồi mà chúng ta vừa gảy có được 02 cái kêu, đồng thời biết kết thúc cả công đoạn này với một cái nhíu mày cùng thời điểm với một nụ cười “hắt ra” làm dãn nở khuôn mặt, cộng với một vài cái gật gù “tự thưởng”, tất cả những cái này sẽ được ghi nhận trong tâm tưởng của gái như là những biểu hiện của sự “điệu nghệ” chiếu trên, nhớ.

Kỳ sau: “LUẬN MÓNG”
Về Đầu Trang Go down
http://ctm2k49.allgoo.us
lc3b3r9
Admin
Admin
lc3b3r9


Tổng số bài gửi : 268
Age : 37
Registration date : 13/05/2007

Thông tin nhân vật
Địa chỉ nhà: Việt Nam
Sở thich: Draw, Game, Music, etc

cai nay minh tim duoc thay hay hay post cho anh em doc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: cai nay minh tim duoc thay hay hay post cho anh em doc   cai nay minh tim duoc thay hay hay post cho anh em doc Icon_minitimeTue Jun 26, 2007 11:08 am

Đàn chỉ luận - LUẬN MÓNG

Về cảm nhận ban đầu mà nói, gảy móng (gảy đàn bằng móng – pick) rõ là nhiều khó khăn hơn gảy ngón, rất dễ gảy trượt, rất dễ gảy lẫn, rất khó gảy trúng v.v... mặc dù vậy, đối với nhu cầu đi vào lòng gái của chúng ta, gảy móng lại là một kỹ xảo vô cùng quan trọng, cho nên, thành thực khuyên bạn hãy tập sử dụng móng. Công sức bỏ ra cho việc này là vô cùng xứng đáng. Trước nhất, về hiệu quả ấn tượng, hãy tưởng tượng một bạn trai đầu bấm tông đơ xẻ ca nô, áo sơ mi cắm thùng, quần kaki – bên cạnh một bạn trai khác với đầu tóc phất phơ trước gió, quần bò citiboy, áo phông bossini. Trường hợp 01 gây ấn tượng cũng giống như gảy đàn bằng ngón, còn trường hợp 02 là chơi bằng móng – trông nó nét hơn (nhắc lại là chúng ta không hề có ý nói rằng chơi như thế nào là “hay” hơn – về chuyện này thì lại không thể nói như thế được, chỉ là đề cập tới ấn tượng với gái). Tiếp theo, phàm đã xông pha giữa muôn trùng gái, luôn phải xét đến yếu tố môi trường và điều kiện kỹ thuật. Đàn mà chúng ta thường chơi ở những chỗ có gái tụ tập thường là kiểu đàn “mậu dịch”, không được tốt lắm. Còn khán giả nói chung không phải là đến chỉ để nghe đàn phừng phừng của chúng ta, chúng đến để hò reo, chúng sẽ nói chuyện, sẽ làm ồn, mà kể cả là trong trường hợp chúng chăm chú nghe thì với một cái đàn dở, giữa đám đông, ở một chỗ rộng mênh mông, gảy đau cả tay mà tiếng vẫn bé tí, muốn cho chúng nghe và hiểu được là ta đang đánh đàn cho chúng nghe đã là một việc hoàn toàn không đơn giản, chưa nói đến chuyện còn phải tìm cách đi được vào lòng chúng. Bạn ngồi thu lu trên ghế, rải những nốt tậm tịt bằng tay, hát một bài tình ca sâu lắng, trong khung cảnh như trên thì bài tình ca bạn hát dù có hay bao nhiêu cũng chỉ tốn công vô ích. Nước đổ vào đầu, vịt quan tâm đe’0 gì. Ở vào cái điều kiện như vừa nói, chỉ còn mỗi một cách là phải giữ lấy đầu vịt, hét vào tai nó là “tao chuẩn bị đổ nước đây... mà nước sôi đấy”, như vậy may ra nó mới để ý. Vì vậy, hãy xách guitar đứng thẳng người lên, thò tay lôi cái ghế lại, co chân trái đạp lên mặt ghế với một phong thái sao cho thật hoành tráng, ngẩng cao đầu để cho tóc bay phất phơ (húi cua cũng vẫn phải ngẩng, nhớ), đặt cây guitar fò “mậu dịch” lên chỗ đùi co (đặt trên ghế), tay trái nắm cần đàn, so vai đút tay phải vào túi quần bò bên phải móc móng đàn thủ sẵn ra. Nhưng mà nếu chỉ vậy, đa số gái nó sẽ đe’0 hiểu là bạn móc cái mẹ gì ở trong túi quần ra, vì vậy hãy đưa móng đàn lên, ngậm vào miệng, ở mép bên phải cho quần chúng đều nhìn rõ, hãy cắn móng đàn bằng răng nanh và nhếch môi nở một nụ cười trịch thượng (đây là theo kiểu Alain Delon) như thể mình là “sao”, còn chúng là “fan”, trong lúc đó tay phải (đã được tự do) đưa lên lùa vào vuốt chỗ tóc mai bên phải (húi cua cũng vẫn phải vuốt, nhớ). Cần phải hiểu là trong đầu óc mụ mị tăm tối của gái lúc nào cũng lùng bùng những cái khái niệm mà chúng luôn ngày đêm tơ tưởng với tất cả tâm hồn gái, như là nam tính, tự tin, hoàng tráng, hầm hố... và những thứ mà chúng ta vừa thể hiện sẽ được chúng hiểu chính là những cái khái niệm đấy, mặc dù thực tế... những cái này chả liên quan đe’0 gì. Đây là một trong những điểm vô cùng quan trọng cần lưu ý không phải chỉ trong chuyện đánh đàn, mà là với tất cả các vấn đề khác có liên quan tới gái, đó là gái luôn luôn hiểu sai bản chất sự vật, và người thông minh thì không nên cố tỏ ra thông minh bằng cách vạch ra cái ngu dốt của gái – đây là điều đại kỵ, đại nhân hữu lượng, hãy luôn đồng ý với gái và tìm cách lùa gái theo ý mình – được như vậy mới là cao nhân. Xong công đoạn đề mô, mới thong thả đưa tay phải lên miệng, “gắp” lấy móng đàn (theo kỹ thuật cầm móng đàn sẽ trình bày dưới đây), tay trái bấm hợp âm lấy giọng của “ca đoạn” bửu bối (xem “Luận trích” sẽ trình bày ở phần sau) - và lúc này là lúc bạn bắt đầu chứng kiến sự khác nhau một trời một vực giữa gảy móng và gảy ngón - rồi dùng hết sức cánh tay phải đẩy một đường sảng khoái hết cỡ từ trên xuống dưới theo hướng hơi chếch sang trái, sao cho móng đàn quào mạnh lần lượt qua cả 06 dây, ở vào khoảng giữa lỗ cộng hưởng và ngựa mắc dây (gần ngựa tiếng nó mới chát chúa) – việc này chỉ có thể làm được với móng đàn. Với việc sử dụng móng, ngay cả guitar “mậu dịch” cũng sẽ âm vang và lảnh lót hơn. Tiếp theo hãy dùng kỹ xảo “Luận trích” (sẽ trình bày ở phần sau) hát rống lên một trong những ca đoạn bửu bối của mình (cũng đã được thủ sẵn). Những gì cần làm tiếp theo có thể tham khảo nội dung “Luận hội” cũng sẽ được trình bày sau.

Đến đây, hẳn ích lợi của gảy móng đã rõ, vấn đề tiếp theo là cần phải làm thế nào để có thể thực hiện việc đó một cách suôn sẻ, không quá mâu thuẫn so với những gì mà chúng ta đã đề mô ở trên. Trước hết, cần phải chọn một cái móng đàn thích hợp. Nếu dạy theo kiểu bài bản, người ta sẽ chỉ cách phân biệt móng đàn theo chất liệu, kích thước, độ dày mỏng, hình dạng... tuy nhiên như vậy cũng thật là khó tiếp thu, hơn nữa với yêu cầu và mục đích của chúng ta, thực ra cũng chưa cần phải cầu kỳ đến vậy. Hãy đến mấy chỗ có bán móng đàn, thấy thích cái nào (cầm vừa tay, màu sắc lòe loẹt, chim cò, hình dạng ngộ nghĩnh...) thì mua cái đấy, và nên mua luôn một bộ vài cái khác nhau, trước là để thử hết cho biết, sau nữa, móng đàn là một trong những thứ rất hay bị để quên, đánh rơi... cứ trữ sẵn một ít là tiện nhất (nhớ chọn cái hình trái tim, nếu có, cho nó xuân), đôi khi còn có thể tặng cho gái, chúng thích phết đấy, nhất là những cái có vẽ hình bong bóng – gái luôn thích bong bóng.

Tiếp đến, cần chú ý về cách cầm móng đàn khi chơi. Nói chung, hãy giữ móng đàn một cách tự nhiên thoải mái bằng ngón cái và phần cạnh ngón tay trỏ, ở khoảng cuối đốt ngón tay thứ nhất. Tránh không tìm cách “đóng” cái lỗ hở giữa ngón cái và ngón trỏ tạo thành khi cầm hai đầu ngón tay vào nhau, cứ để cho cái lỗ hở tự nhiên. Không khoằm ngón cái và bấm đầu ngón này lên móng đàn (như là cấu mông gái). Không dùng phần thịt phía trong ngón trỏ (chỗ có hoa tay) và ngón cái để “nhón” móng đàn, cầm như vậy móng nó hay bị trượt trong khi chơi. Nhiều người mới chơi thường cảm thấy rất là tiện lợi khi dùng cả 03 ngón cái, trỏ và giữa để giữ móng đàn, như thế nó không bị trượt và cũng dễ kiểm soát, tuy nhiên cầm như vậy sẽ không được linh động, hơn nữa, trong nhiều trường hợp, ngón tay giữa còn cần sử dụng cho những việc khác (ví dụ như gảy thêm một dây – như kiểu Led Zeppelin).

Nội dung quan trọng tiếp theo là cách đặt tay phải khi gảy móng, có hai trường hợp cần phân biệt, là gảy nốt và “quạt chả” (chơi hợp âm theo nhịp, sẽ trình bày chi tiết ở nội dung “Luận quạt chả”). Khi gảy nốt ở các dây dưới (dây nhỏ), hãy chặn nhẹ phần thịt bàn tay chỗ “tỏi gà” ngón cái lên các dây trên (dây 5, dây 6). Không phải là để có chỗ tì cho nó đỡ mỏi tay. Vấn đề là để như thế sẽ có “cảm giác” dây. Nhưng nhớ là không tì mạnh và đè dây xuống, chỉ hơi chặn nhẹ, sao cho phần thịt “tỏi gà” có thể chuyển động nhè nhẹ trượt trên mặt dây đàn. Để tay phải như vậy có những lợi điểm sau (1) có “cảm giác” dây như vậy sẽ dễ gảy trúng chỗ cần gảy hơn (2) để tay như vậy tiện lợi cho việc gảy bằng chuyển động cổ tay (chứ không phải là cánh tay hay ngón tay) (3) bằng cách chặn dây như vậy, các âm thanh lỗi từ các dây khác (không phải dây cần gảy) sẽ được giảm thiểu. Tất nhiên, không thể để tay như trên khi gảy nốt ở các dây 5 và 6 (trên cùng), trong trường hợp này, hãy đặt tay như thể đàn của chúng ta có cả dây 7 và 8. Còn một điểm cần lưu ý khi gảy nốt là móng đàn cần phải linh hoạt theo cả 02 chiều gảy lên và gảy xuống, nên phần móng đàn tiếp xúc với dây khi gảy không được “ngập” sâu quá.

Trong trường hợp “quạt chả” (xem thêm nội dung “Luận quạt chả” sẽ trình bày sau), tay phải sẽ không cần phải chạm vào dây. Trong trường hợp này, tay phải có thể vung vẩy trong không khí và “quạt chả” bằng chuyển động của cả cánh tay và cổ tay

Kỳ sau: “LUẬN CẦN”
Về Đầu Trang Go down
http://ctm2k49.allgoo.us
lc3b3r9
Admin
Admin
lc3b3r9


Tổng số bài gửi : 268
Age : 37
Registration date : 13/05/2007

Thông tin nhân vật
Địa chỉ nhà: Việt Nam
Sở thich: Draw, Game, Music, etc

cai nay minh tim duoc thay hay hay post cho anh em doc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: cai nay minh tim duoc thay hay hay post cho anh em doc   cai nay minh tim duoc thay hay hay post cho anh em doc Icon_minitimeTue Jun 26, 2007 11:09 am

Đàn chỉ luận - LUẬN CẦN

Phải thừa nhận là trong cuộc sống của chúng ta, có rất nhiều “cái cần” mang những ý nghĩa hết sức tổng quan, thâm thúy và sâu sắc... hơn nhiều so với đơn thuần chỉ là “cái cần” bằng vào cái cách đặt tên dựa theo hình thể của chúng...

Cả cái cần đàn cũng vậy. Nói về đàn guitar, lại nói về cần, thì phải nói đến guitar bass (rất tiếc, không phải là “tình yêu” 06 dây của chúng ta... phải chấp nhận thôi - bạch tuyết thì phải đẹp nhất trần, chứ đe’0 phải dì ghẻ... chuyện không khác được), không đơn giản chỉ vì cái cần đàn bass nó dài hơn, quyến rũ hơn (mặc dù đối với chị em mà nói, “dài” tự nó đã luôn hàm chứa một cái ý nghĩa rất chi là sâu sắc)... mà có thể còn vì cái cách chơi đàn bass nó “nhập cần” hơn. Ai đó đã có cơ duyên mà được trực quan những cái thời khắc ngẫu hứng của Jimi Henrix (hình anh này ở trên cái Avatar của anh HaiLúa) hẳn cũng không thể nào quên là có một cái cần đàn bass vẫn thường luôn cặp kè bên cạnh... là của Noel Redding... Có nhìn cái cách Noel vuốt ve mơn trớn cái cần đàn, mới hiểu... là đối với y, đây không đơn thuần chỉ là cái cần đàn... đây là gái của y, là đam mê của y, là cuộc đời của y...

Quay trở về với cái cần tây ban cầm 06 dây “ngắn hơn một chút” của chúng ta, vị trí và cách đặt tay trái nơi cần đàn thực tế phụ thuộc rất nhiều vào việc cụ thể chúng ta đang chơi cái gì. Cho nên nội dung trình bày ở đây chỉ là những vấn đề có tính chất tổng quát, cơ bản... có thể coi như là một xuất phát điểm.

Quy ước là mặt có căng dây và có các phím đồng (trong một số trường hợp hãn hữu như guitar Jazz, phím đồng có thể đe’0 có... nhưng mà vẫn luôn có dây) gọi là mặt cần đàn, mặt phía đối diện gọi là lưng cần đàn. Thế tay quan trọng nhất mà chúng ta cần làm quen gọi là “Thế tay cơ bản”. Ngón cái tay trái đặt ở lưng cần đàn đối diện với khoảng giữa ngón trỏ và ngón giữa (ở phía mặt cần đàn), và ở vào khoảng giữa (theo chiểu rộng chứ không phải chiều dài) của lưng cần đàn. Những điểm nối giữa ngón tay và bàn tay (các gốc ngón tay) ở ngay phía dưới cần đàn đúng vào khoảng ngang với mặt cần đàn (không đẩy về phía trước, không thụt về phía sau).

Phần duy nhất của ngón cái tiếp xúc với cần đàn là phần thịt phía bên phải hoa tay (nếu có hoa tay, trong trường hợp không có hoa tay thì cứ coi như là có hoa tay – bên phải là khi ngửa bàn tay lên, tức là phía gần ngón trỏ).

Có một số lỗi thường hay gặp, nên chú ý, tránh không khoằm ngón cái về phía lòng bàn tay, tránh không “bấm” cần đàn bằng đầu ngón cái, cổ tay trái hơi cong tự nhiên, tránh không “ưỡn” về phía trên – trước.

Thế tay này gọi là “cơ bản” vì theo cách như vừa mô tả, cả 04 ngón tay có thể bấm các phím, các dây trên cần đàn một cách dễ dàng.

Nếu ngón tay cái để cao quá (theo chiều từ dưới lên) về phía trên lưng cần đàn, thì việc bấm các nốt bằng ngón tay út sẽ hết sức khó khăn (ở thế tay nào cũng vậy, đa phần lỗi bấm đều là do ngón đeo nhẫn và ngón út gây ra – có lẽ cũng sẽ là bổ ích nếu có thể giới thiệu thêm một số bài tập riêng để khử lỗi 02 ngón này, nhưng mà việc này để sau hẵng hay), và sẽ rất khó “chạy” các nốt đòi hỏi phải “doãng” rộng các ngón tay (nằm dạng chân thì dễ hơn ngồi dạng chân, ngồi dạng chân thì lại dễ hơn là ngồi cúi gập người xuống mà dạng chân, chuyện này chúng ta có thể đi hỏi gái, chúng hiểu rất rõ...).

Cái từ “cơ bản” trong cách đặt tên còn mang thêm một ý nghĩa khác, nó là thế tay “chủ”, cũng giống y như là nhịp cơ bản khi mà chúng ta tập khiêu vũ vậy. Tức là những lúc hứng lên với gái, hoặc tỉ lúc muốn thể hiện một chút công phu theo bài bản, thì không thể không “phăng” không “te”, nhưng mà đe’0 ai mà đi phăng te từ đầu đến cuối được, mà không phăng không te, thì chúng ta lại đành đành phải quay về với nhịp cơ bản. Cũng giống như trang “home” mà mọi website đều phải có một chiếc, gọi là “chủ” vì nó là nơi chúng ta luôn phải quay về - sở dĩ hay nói rằng gái là “chủ” gia đình là cũng bởi vậy mà thôi, và nói như vậy rất chi là đúng, thế mà nhiều chã đe’0 thể hiểu nổi chuyện này, vẫn cứ cố tranh nhau với gái để được làm chủ gia đình... đúng là ngu không thể nào mà mô tả được. Là chúng giữ nhà, còn chúng ta quay đi quay về. Chứ còn chúng ta mà lại đi giữ nhà, còn gái thì lại quay đi quay về... nó còn ra thế đe’0 nào..., nhớ. Thôi, quay trở lại với thế tay “chủ”, như vừa so sánh, đấy cũng là cái thế tay mà chúng ta sẽ luôn quay trở về sau những cú cao trào, điệu đà bay bướm, hóng hớt, mắm môi mắm lợi, nhắm mắt nhắm mũi... thể hiện vô số lỗi tậm tịt và gảy không trúng... (xem “Luận hốt” ở dưới). Hơn nữa, đây là cái thế tay mà chúng ta sẽ sử dụng để chơi hầu hết các thứ thông thường. Nói vậy tức là trên đời còn có những thứ không thông thường. Hiển nhiên... mà không phải chỉ là có, chúng còn rất chi là nhiều. Sau đây là một ví dụ tương đối điển hình về một thứ như thế - là Thế tay “ngũ âm”.
“Ngũ âm” là âm giai được tạo thành từ 05 nốt. Ví dụ dễ hiểu nhất là lấy đàn óc hoặc piano ra và chỉ chơi không 05 cái phím đen thôi, nó chính là thang ngũ âm của tàu, nếu nổi hứng chúng ta có thể bấm lung tung 05 nốt này và hát cái bài “tiếu ngạo giang hồ” trong phim hồng kông 01 tập có cùng tên gọi, hoặc phim “quán trọ tân long môn” gì đấy... – phim nào cũng được, miễn là có Lệnh Hồ Xung, bảo đảm kiểu gì nghe cũng vào. Ví dụ thì thế, hiểu ngay, nhưng mà người tàu, bảo ăn màn thàu với uống đậu nành thì giỏi, chứ còn hiểu đe’0 gì về guitar... cho nên đe’0 ai nói chuyện guitar “tàu” ở đây. Đấy chỉ để làm ví dụ thôi, còn vấn đề chính là cái thế tay “ngũ âm” nó vốn được dùng rất nhiều để đi những đường lead guitar thần sầu khi chơi các thể loại hầm hố chính thống như nhạc Blues, nhạc Rock, nhạc Country... Ví dụ dưới đây là “đường hòa âm” của âm giai “Son thứ ngũ âm” - độc giả cần phải hiểu, âm giai “thứ ngũ âm” có thể coi là “bố già”, là đại gia của tất cả các đường hòa âm dùng để lead những đường guitar đã, đang và sẽ đi vào lòng gái nói riêng, đi vào lòng chúng ta nói chung, và đi vào lịch sử nói không hề bốc phét. Son thứ ngũ âm trình bày trên Tab nó như sau:

E||--------------|---------------|--------3--6--||
B||--------------|---------------|--3--6--------||
G||--------------|--------3--5---|--------------||
D||--------------|--3--5---------|--------------||
A||--------3--5--|---------------|--------------||
E||--3--6--------|---------------|--------------||

Đặc điểm nổi bật gì dễ dàng nhận thấy ở đây? Đó là khác với flamenco dùng hết cả 04 ngón vẫn cứ luôn luôn thấy thiếu, khác với “romance” mà nhiều người trong chúng ta đã từng tập qua và luôn bị lỗi ở cuối đoạn 02, chạy một cái đường “thứ ngũ âm” như trên nói chung là sẽ chỉ phải táng 02 nốt một dây, cho nên đa phần khi đi những đường này, chúng ta chỉ sử dụng ngón trỏ, ngón giữa và ngón đeo nhẫn là đủ.

Thế tay “ngũ âm”, nói một cách trực quan thì đại thể nó giống y như là cầm cổ tay gái vậy. Tức là đe’0 ai lại đi cầm tay gái theo kiểu Thế tay cơ bản... như thế thì khác đe’0 gì là bắt mạch... - khám bệnh đe’0 đâu, mà có khám thì cũng đe’0 ai đi khám tay. Hãy tưởng tượng cái đàn là gái, còn chúng ta ôm gái bằng tay phải từ phía sau lưng, giống như là nhảy Lam-ba-đa lúc quay đầu ấy – trong trường hợp đứng đánh, còn ôm gái như thế mà lại ngồi đánh thì cũng đe’0 hiểu là phải mô tả như thế nào nữa... còn tay trái thì cầm cổ tay trái của gái. Với thế “ngũ âm”, ngón cái tay trái có thể đưa cao lên, bóp thoải mái phía trên cần đàn, khuỷu tay có thể hơi khép lại một cách tự nhiên, phần thịt phía ngoài ngón tay trỏ ôm thoải mái phía dưới cần đàn, và nói chung chỉ cần bấm bằng ngón trỏ, ngón giữa và ngón đeo nhẫn thôi.

Thế tay “ngũ âm” còn thể hiện một công dụng lớn khi chơi vít dây (bấm dây trên một phím, đẩy căng dây lên tạo âm thanh cao hơn). Việc này thực hiện dễ dàng hơn với ngón cái bóp phía trên cần đàn. Ở thế tay cơ bản, làm cái này hoàn toàn không đơn giản.

Một điểm cần hết sức lưu ý là dù cho đang chơi ở thế tay nào, thì cũng tránh đặt cả lòng bàn tay trái lên lưng cần đàn. Ngón tay cái có thể “quắp” hẳn lên phía trên cần đàn, những vẫn luôn luôn còn một khoảng trống giữa lòng bàn tay trái và lưng cần đàn (vụ này thì đe’0 giống như tay gái, nhớ).

Trên đây, chúng ta đã luận về thế tay chủ, là thế tay mà chúng ta sẽ phải “luôn quay trở về”, thế còn cái cách chơi guitar, có cần một cái cách chơi mà chúng ta cũng sẽ phải “luôn quay trở về” hay không. Nhiều khi chúng ta phải chạy đuổi nhau với gái (vẫn biết là trông nó thực đe’0 ra làm sao cả, nhưng mà nhiều khi gái chúng thích thế, cũng phải chiều chúng thôi, khổ chút không chịu được, còn làm đe’0 gì nữa...), nhiều khi phải nhảy nhót với gái, nhiều khi phải bơi kèm gái (mặc dù bản thân chúng ta cũng còn phải vừa bơi vừa tìm chỗ để chân, chúng mà đuối sức, làm ta chết lây là chắc, biết vậy, nhưng mà vẫn cứ phải bơi, thôi thì trăm sự đành phải nhờ vào mấy chú kíu hộ, chả nhẽ lương vẫn lĩnh đều mà suốt ngày chỉ việc mặc quần đùi ngồi ngắm gái bơi), thậm trí còn phải trèo cây cùng gái, hoặc tệ hơn nữa... phải trèo cây để cho gái đứng ở dưới xem... đúng là đe’0 còn ra con người nữa..., nhưng mà rốt cục, muốn làm đe’0 gì thì làm, liên quan đến chuyện moving, có một thứ chúng ta sẽ phải “luôn quay trở về”, đó là đi bộ với gái – vì nó là kiểu moving “chủ”. Chơi guitar cũng y hệt như vậy, có một cái cách chơi mà chúng ta cũng sẽ phải “luôn quay trở về”. Đấy là, chơi guitar cho gái nghe, phải luôn tâm niệm 03 điều “quạt chả, quạt chả, và quạt chả”. Là chúng ta đang nói về cách sử dụng tay trái để chơi hợp âm. Các hợp âm mà chúng ta chơi cũng có thể phân loại dựa theo cách bấm, và tương tự như tỉa nốt, thế tay sử dụng khi chơi hợp âm dĩ nhiên là cũng phụ thuộc vào cách bấm của hợp âm.
Về Đầu Trang Go down
http://ctm2k49.allgoo.us
lc3b3r9
Admin
Admin
lc3b3r9


Tổng số bài gửi : 268
Age : 37
Registration date : 13/05/2007

Thông tin nhân vật
Địa chỉ nhà: Việt Nam
Sở thich: Draw, Game, Music, etc

cai nay minh tim duoc thay hay hay post cho anh em doc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: cai nay minh tim duoc thay hay hay post cho anh em doc   cai nay minh tim duoc thay hay hay post cho anh em doc Icon_minitimeTue Jun 26, 2007 11:09 am

Trước nhất, có một loại hợp âm mà chúng ta rất hay chơi, gọi là hợp âm “mở”, là loại hợp âm có sử dụng dây buông (không bị bấm) – (tham khảo thêm “Luận Quạt Chả/Quạt cái gì trước” sẽ trình bày sau). Khi chơi những hợp âm “mở” như la thứ (Am), mi thứ (Em), rê thứ (Dm), đô trưởng (C), rê trưởng (D), sol trưởng (G)... chúng ta có thể để ngón cái tay trái ở vị trí cao hơn một chút trên lưng cần đàn. Làm như vậy chơi sẽ thoải mái hơn.

02 loại hợp âm tiếp theo là hợp âm “nặng” và hợp âm “chặn”. Hợp âm “nặng” là hợp âm gồm nốt gốc của hợp âm gốc (ký hiệu bằng chữ cái lớn) và nốt thứ 05 tính từ nốt gốc trở lên theo âm giai trưởng. Ví dụ âm giai đô trưởng gồm 07 nốt đồ, rê, mi, pha, sol, la, si nguyên thủy, không thăng không giáng gì sất, hợp âm đô trưởng ký hiệu là C gồm 03 nốt đồ, mi, sol – hợp âm đô “nặng” trong trường hợp này sẽ là đồ và sol, bấm trên Tab như sau:

E||-------||
B||-------||
G||-------||
D||--5----||
A||--3----||
E||-------||

hoặc

E||--------||
B||--------||
G||--------||
D||--------||
A||--10----||
E||--8-----||


Sở dĩ gọi những hợp âm kiểu này là hợp âm “nặng” vì chúng tạo ra kiểu âm thanh “cơ khí”, mạnh mẽ, nặng nề, hầm hố... đặc biệt là lúc có cả phơ (tham khảo các vấn đề về phơ đã được các đại ca khác giới thiệu trong diễn đàn này). Còn về hợp âm “chặn”, hẳn là mỗi chúng ta đều đã chơi qua, là hợp âm mà phải dùng ngón trỏ tay trái để “bấm” (chặn) cả 06 (hoặc 05...) dây một lúc. Giả dụ chúng ta mới tập chơi, chúng ta đã biết cách bấm mi thứ (Em) là hợp âm “mở”, bây giờ gái lại đưa một bài hát có ghi sẵn cả gam đệm, còn bảo là “anh chỉ cho bé”, rồi trong cái bài đó lại có một chỗ ghi là F#m, mình “đánh vần” được nó là pha thăng thứ, nhưng mà chưa có lần nào bấm qua, sách đe''0 có, internet cũng không, cả anh HaiLúa cũng đe’0 có ở đấy... mà kể cả là có, cũng đe’0 thể nào mở ra mà xem hay là hỏi trước mặt gái, nó biết mẹ là dốt, còn đe’0 gì là uy tín, có thể là mình đe’0 háo danh, đe’0 cần uy tín với gái, nhưng mà vấn đề là nó thấy mình phải giở sách, có thể lần sau sẽ vác nhạc đi hỏi thằng khác, như vậy mình sẽ bị mất mát gấp đôi, tại vì mình thì mất gái, còn thằng khác thì lại được gái, như vậy thật chẳng khác nào là đem gái của mình mà dâng cho thằng khác, bởi rõ ràng là nó vào cửa mình trước... đại trượng phu có chết cũng đe’0 thể nào mà chịu nhục đến như thế được... cho nên người thông minh, trong trường hợp kiểu như thế sẽ phải nghĩ ngay là pha thăng thứ thì cao hơn mi thứ một cung -> trên cần đàn sẽ là cao lên 02 phím -> lấy ngay cái cách bấm mi thứ mà mình đã biết, đẩy lên trên 02 phím. Đẩy thử, thì nó lại hở ra 04 cái dây chơ lơ (dây 1, 2, 3, 6) vẫn cứ kêu như cũ... nghĩ tiếp... -> té ra là phải chặn tay vào phím 02 để làm cái gờ như ở đầu cần đàn (dễ hiểu là cái gờ này luôn “bấm” chặn cả 06 dây ở phím số 0). Vậy là được pha thăng thứ trên Tab như sau:

F#m
E||--2----||
B||--2----||
G||--2----||
D||--4----||
A||--4----||
E||--2----||


Oki, bây giờ quay trở lại với thế tay khi chơi hợp âm “nặng” và “chặn”. Hết sức ngắn gọn thôi, khi chơi những hợp âm này, hãy sử dụng “Thế tay cơ bản”, trong trường ngược lại, chúng ta sẽ rất khó xoay sở.

Kỳ sau: “LUẬN HỐT”
Về Đầu Trang Go down
http://ctm2k49.allgoo.us
lc3b3r9
Admin
Admin
lc3b3r9


Tổng số bài gửi : 268
Age : 37
Registration date : 13/05/2007

Thông tin nhân vật
Địa chỉ nhà: Việt Nam
Sở thich: Draw, Game, Music, etc

cai nay minh tim duoc thay hay hay post cho anh em doc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: cai nay minh tim duoc thay hay hay post cho anh em doc   cai nay minh tim duoc thay hay hay post cho anh em doc Icon_minitimeTue Jun 26, 2007 11:10 am

Đàn chỉ luận - LUẬN TRÍCH
(phần một)

Lưu ý: Nội dung trình bày sẽ có một số điểm sửa đổi so với dàn bài lúc ban đầu.
(1) Nội dung ”Luận hốt” sau rất nhiều cố gắng vẫn không tìm ra một cách diễn đạt khả dĩ hay ho, có thể một phần do nội dung này bao gồm nhiều các chi tiết kỹ thuật thuộc loại khó diễn đạt một cách đơn giản, hơn nữa khả năng trình bày của người viết cũng có nhiều hạn chế, do đó, có lẽ nội dung này sẽ được trình bày sau, dưới dạng một phụ lục kỹ thuật.
(2) Nội dung “Luận hội” sẽ được rút gọn và gộp vào cùng nội dung “Luận trích”

Phàm đã vác guitar xông pha giang hồ, đối địch với gái, đương nhiên việc đầu tiên là phải biết đánh đàn... hơn nữa còn phải khổ luyện để đánh càng giỏi càng tốt. Tuy nhiên nếu chỉ như thế không thôi thì vẫn chưa đủ. Ngày xưa có chuyện đệ tử xuất sơn, sư phụ cứ dặn đi dặn lại là “với võ công của con bây giờ trong thiên hạ thực ra không còn mấy người là địch thủ, nhưng có 04 chữ, con luôn phải ghi nhớ, không bao giờ được quên - ‘đánh không lại, chạy’...” Vì giang hồ hiểm ác, và “chiêu thức lợi hại nhất lại không nằm trong võ công cái thế...” (Phong Thanh Dương – Tư quá nhai).

Nhà hát lớn, cổ điển thính phòng, nhạc trưởng đuôi tôm, nhạc công trông như toàn viện sĩ hàn lâm, khán giả toàn là khả kính đoan trang mẫu mực... trong cái khung cảnh như thế hắt xì hơi đã là chuyện điên rồ, sao còn dám thả ra những cái âm thanh đặc chủng khác... Nhưng mà nếu nhạc rock ở ngoài sân vận động thì lại khác hẳn, ném vỏ chuối, đội gái lên đầu, hét hò, chửi bới, huýt sáo, gào rú... đến hụt hơi khản tiếng còn chưa là đinh, huống hồ là 03 cái âm thanh đặc chủng lẻ tẻ... là 02 chỗ khác nhau, thì cách biểu diễn cũng cần phải khác nhau. Cách đây nhiều năm, lũ chúng tôi đi xem một đại nhạc hội rock ở moscow với sự tham gia của nhiều ban nhạc trên thế giới, từ rock “sến” tây đức Scorpions cho đến loảng soảng chói tai nhức óc Cinderela, hay khàn đặc softmetal Bon Jovi... đều có mặt, chúng chơi xa luân chiến từ 12 giờ trưa đến 12 giờ đêm, còn lũ chúng tôi thì ăn uống ngủ và nghe nhạc “lăn lóc” trên sân vận động trung ương mang tên Lê-nin. Có một chi tiết trong việc tổ chức cái show này, đó là ban tổ chức sau một hồi tìm kiếm kết luận là không thể tìm được một hệ thống trang âm nào đủ công xuất trên khắp lãnh thổ Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa xô viết, cuối cùng phải dùng máy bay trở toàn bộ hệ thống trang âm rock mạnh nhất lúc bấy giờ của Bon Jovi sang. Nói vậy để thấy hết tầm quan trọng của “yếu tố kỹ thuật”.

Nói là quan trọng, nhưng cần phải hiểu, vấn đề muốn nhấn mạnh ở đây không phải là “có điều kiện tốt thì mới chơi, không thì thôi...”, bởi vì việc chúng ta có chơi hay không thực ra lại chỉ phụ thuộc vào mỗi một vấn để là ở đấy có gái hay là không có gái. Tức là nói chung chúng ta luôn không thể chủ động về điều kiện kỹ thuật - Bon Jovi đe’0 đâu, và đây mới chính là điểm đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao. Điều kiện hoàn cảnh tuy quan trọng, nhưng đàn tốt, trang âm tốt... đều chỉ là vật ngoại thân... chiêu thức đỉnh cao là vô chiêu vô thức, đã là cao thủ thì vớ cái gì đánh cái đấy, mà phải đánh hay, không cò kè đòi hỏi công cụ... Cho nên giỏi đàn là rất quan trọng, nhưng còn một cái kỹ năng khác còn quan trọng hơn nữa là “trong cái điều kiện như thế, phải làm thế nào thì nó mới hay”, cái này mới là đẳng cấp cao nhất.

Bây giờ hãy bàn một chút về các vấn đề kỹ thuật nghiêm túc, tức là cái chuyện “trước tiên vẫn cần phải biết đàn hát... mà càng giỏi càng tốt”. Trước, hãy nói về đàn, muốn lái xe giỏi, hãy chọn một con xe thật bẩn để tập lái, đây là một nguyên tắc vàng, chúng ta cũng hãy chọn một cái điều kiện tồi tệ nhất, là đàn mậu dịch, đám đông gái ồn ào và dốt nhạc... nếu mà ngay cả trong trường hợp như vậy, chúng ta vẫn có thể “làm đà” để lùa được một vài nữ khán giả yêu âm nhạc từ cái đám đông dốt nhạc ấy đi nghe romance đánh lỗi ở cuối đoạn 02 của chúng ta vào một dịp khác... thì đây hiển nhiên đã là khởi đầu cho một tương lai tươi sáng... Oánh đàn trong điều kiện như trên, không cần thiết phải cầu kỳ hay là bài bản lắm. Quy tắc thứ nhất, “hãy chơi nhiều dây to”. Hãy bấm nhiều các hợp âm chặn đủ 06 dây rồi cứ mấy cái dây to ở trên mà táng cho thật mạnh vào các phách nặng, muốn hiểu đấy là bass hay là hợp âm nặng đều được. Quy tắc thứ hai, hãy chơi với một phong cách ngẫu hứng, những chỗ sai, những chỗ lạc phách... đơn giản là hãy tiếp tục “bắt đầu chơi từ chỗ đấy” một cách “không hề bối rối”, thậm chí là lạc hoàn toàn, sai hoàn toàn và chúng ta cũng biết rõ như vậy, vẫn phải tiếp tục tươi cười như thể mọi thứ đều tuyệt vời và chơi như là đang “nhập đàn” kinh lắm, và nếu như không phải là ta đang hát mà là đang đàn cho đứa khác hát, hãy nhếch mép nở một nụ cười cao ngạo, như thể ta đàn chuẩn còn nó thì hát sai... cùng thời gian, kinh nghiệm và kỹ năng của chúng ta sẽ ngày càng phong phú, sai sót sẽ bớt dần, nhưng sẽ vẫn mãi mãi không hết hẳn và còn sẽ tiếp tục phát sinh thêm... cho nên, “hãy yêu như chưa yêu lần nào, hãy chơi như chưa chơi sai lần nào”... Quy tắc thứ ba, như chúng ta sẽ thấy trong chương “Luận quạt chả”, khi quạt chả, nói chung là chúng ta sẽ chặn dây tay phải hay bóp cần tay trái ở những chỗ cần phải làm cho gọn tiếng, nhưng khi chơi ở điều kiện “biểu diễn” như trên, hãy cứ khua tay cho hết đà, đừng chặn dây, đừng bóp cần, cứ “xoảng” một phát vô tư rồi để cho kêu hết đà... riêng môn giữ cần khư khư, không nhấp không bóp nếu chơi lâu sẽ đòi hỏi một thể lực phi phàm... nếu mỏi tay quá mà vẫn chưa hết bài thì phải cố mà chuyển sang chơi hợp âm mở (nhiều dây buông, không phải chặn). Quy tắc cuối cùng, mặc dù đã thủ rất nhiều móng đàn, nhưng vẫn sẽ có rất nhiều trường hợp chúng ta không có sẵn, cũng không thể tìm đâu ra móng đàn, lúc đấy vẫn không được chơi “chân phương”, hãy vớ lấy thậm chí là cái đóm, cái que, mảnh mi ca, mảnh gỗ dán... để thay móng, và nếu không có đến cả những cái mảnh đấy, thì hãy dùng cả 04 ngón tay mà “vảy” thật lực... hình dung thì nó hơi thô thiển, nhưng mà không thể khác được... nói hay mà không ai nghe thấy thì cũng khác đe’0 gì thằng câm, phải nghe thấy đã, rồi bàn chuyện hay dở sau. Đàn “mậu dịch” (hoặc đàn đẹp của bạn ta...) có thể sau cái cuộc đú đởn ấy trông sẽ rất buồn cười (thể nào “móng que” chả quào trúng mặt đàn), và cả ngón tay, móng tay chúng ta cũng vậy, nhưng mà đàn (nhất là không phải đàn của ta) và tay đe’0 có gì là quan trọng hết, mục đích của chúng ta là gái. Tiếp, hãy nói về hát, hết sức ngắn gọn thôi, “hát giống y như là nói với người đứng ở xa” (nếu chưa bao giờ nghĩ thế thì hãy thử xem, bảo đảm giọng nó sẽ “ra”), cho nên, trong đám đông, hãy trọn lấy một con mái có cái bản mặt ngơ ngáo nhất, ngồi ở xa nhất (có một sự thú vị hoàn toàn không tình cờ, mang tính logic chặt chẽ, là những con mái ngơ ngáo nhất bao giờ cũng ngồi ở xa nhất, vấn đề này có thể tự kiểm nghiệm), và hãy coi như là chúng ta phải hát cho y thị nghe, chúng ta phải “thuyết phục” y thị, chúng ta phải cố hết sức để gây ấn tượng với y thị... nguyên tắc vàng của chúng ta vẫn nhất quán là “hãy chọn con xe bẩn nhất”.

Chúng ta, từ thằng lớn đến thằng bé, hẳn đứa nào cũng đã từng “phải lòng” rất là nhiều vẹo... chúng có ở khắp nơi, chúng học cùng trường, cùng lớp ta, chúng ngồi cùng bàn với ta, chúng chạy lông nhông đầy đường, chúng là hàng xóm ở cạnh nhà ta, chúng ở trong cùng khu tập thể với ta, chúng là bạn thân của chị hay em gái ta, thậm chí... chúng là con thầy, là vợ bạn, là gái cơ quan ta... nhưng có lẽ ít người nào trong chúng ta đã từng một lần tự hỏi “thế thì rốt cục... cụ thể là vì lý do đe’0 gì mà ta lại đi kết một con mái”. Thì hãy phân tích một chút... Là chúng ta quan tâm đến ả trước rồi mới ngồi nghe chuyện đời ả, hay là cái việc nghe ả kể chuyện đời ả làm cho chúng ta quan tâm đến ả... Rõ ràng cái việc “nghe chuyện đời ả” trong cả hai trường hợp đều là ngớ ngẩn và phải chịu đựng khổ sở như nhau, nhưng ở trường hợp đầu thì chúng ta chịu đựng được là vì chúng ta quan tâm đến ả, còn trường hợp sau thì rõ là đe’0 khả thi. Tiếp, thế thì vì sao mà chúng ta lại quan tâm đến ả... thì “anh hùng tự cổ giai hiếu sắc”, nói vòng vèo kiểu gì thì rồi cũng là thế thôi. Thế thì “sắc” sao lại quan trọng thế... thì bởi vì sắc nó là chân dài, là mông nở, eo thon... là những cái luôn lùng bùng trong tâm hồn trai của chúng ta, một cách tổng quát, nó là những ấn tượng gây cho chúng ta sự thích. Việc thích một bài hát hay thích một đứa hát cũng y như vậy, nó là ở những yếu tố “gây ấn tượng”. Những cái bài mà gái thích, kiểu gì cũng phải có những chỗ lâm luy, kể cả là rock cũng vậy. Nhưng mà thường những cái đoạn lâm luy, mang ra một chỗ hỗn loạn, lại không được trang âm và nhạc cụ nó “nâng” lên, thì hoàn toàn không có cách nào để mà có thể gây được ấn tượng... Nếu mà cứ theo cái cách truyền thống, hát lẩm bẩm đe’0 có ai quan tâm, mình thành ngơ ngáo là chắc... Bài bản là lúc tập ở trên chùa, còn ra giang hồ nó khác, chắp tay xin phép rồi sàng đi sàng lại là ngu nhất, tốt nhất là bất ngờ lúc nó đe’0 để ý, táng ngay, có khi chỉ cần một chiêu là xong... Cho nên, đi đàn hát đẽo gái, trong túi phải thủ sẵn một ít “ca đoạn” bửu bối, để lúc cần thì vác ra choảng. Đặc điểm của những ca đoạn này là có thể hát theo kiểu gần như “vo” (chỉ cần quào hợp âm vào những đoạn kết câu), và quan trọng nhất là có thể rống lên một cách thảm thiết. Trừ một số cái bài đặc chủng như kiểu “bài thánh ca đo’o’o’... còn nhớ không em...” nó “vo” và thảm thiết ngay từ câu đầu... còn thì đa số những cái đoạn ấy nó nằm ở những chỗ cao trào, điệp khúc... mà hầu như bài nào cũng có (bài nào tìm mãi không ra cái đoạn đấy thì tốt nhất đừng có mà đem ra chỗ đám đông, bất kể là nó hay bao nhiêu... nhớ). Cho nên, trong những bài mà mình hay hát, hãy chọn ra một số những cái đoạn như thế, và luyện riêng với một cái cách thể hiện sao cho thật là thống thiết, thật là lâm luy bi đát. Trực quan thì hiểu ngay thôi... chúng ta ăn mặc gọn gàng, đầu tóc nghiêm chỉnh, đứng trước đám đông gái đang buôn dưa lê ầm ĩ, nhỏ nhẹ giới thiệu “sau đây tôi xin trình bày bài bông hồng thủy tinh của bức tường...”, sau đó dùng guitar mậu dịch tỉa ngón đoạn “tí ti-í ti, tí ti-í tì...” thậm chí còn cố bồi cho được một phát ở cuối... rồi cất giọng “nếu những đắm say vội vã...”... còn một trường hợp khác thì ta cùng với đội chân gỗ của mình sẽ gây ồn ào chỗ chúng ta ngồi, rồi làm như thể bị đun đẩy, ta mới tươi cười đứng phắt lên, kéo ghế, đạp chân, so vai rút móng, nhếch mép cười trịch thượng như một ngôi sao (đã mô tả chi tiết ở các nội dung trước)... các chân gỗ của chúng ta thì bắt đầu vỗ tay và huýt sáo ầm ĩ, chờ chúng huýt sáo xong, ta mới giơ tay kiểu “trấn an quần chúng”, rồi hiên ngang quào một đường móng “roeng... oeng... oeng” rồi rống lên thống thiết “Xin cho cơn mơ như bông hoa sẽ mãi mãi trong tim ta...” nhưng mà đừng có dại mà đi hát hết cả đoạn điệp khúc, với khả năng thanh nhạc như của chúng ta, 04 câu “vo” liên tục đứng ngoài mà nghe nó sẽ đe’0 ra làm sao cả – Mỹ Linh đe’0 đâu. Hãy hát gần hết 02 câu, và đội chân gỗ bắt đầu nhao nhao lên “bông hồng thủy tinh... bông hồng thủy tinh...” cũng cùng một bài hát thôi, nhưng hiệu ứng rõ ràng là có khác biệt.

(còn tiếp...)
Về Đầu Trang Go down
http://ctm2k49.allgoo.us
lc3b3r9
Admin
Admin
lc3b3r9


Tổng số bài gửi : 268
Age : 37
Registration date : 13/05/2007

Thông tin nhân vật
Địa chỉ nhà: Việt Nam
Sở thich: Draw, Game, Music, etc

cai nay minh tim duoc thay hay hay post cho anh em doc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: cai nay minh tim duoc thay hay hay post cho anh em doc   cai nay minh tim duoc thay hay hay post cho anh em doc Icon_minitimeTue Jun 26, 2007 11:10 am

Đàn chỉ luận - LUẬN TRÍCH
(phần hai)

Bằng vào tính đa dạng của những hoàn cảnh mà chúng ta có thể rơi vào khi đàn hát với gái, đặc biệt là bằng vào tính đa dạng và không thể lường trước của gái, trước hết, ta phải có một “túi” bửu bối tương đối phong phú và liên tục được bổ xung cũng như đào thải. Đã đành vô chiêu vô thức là cảnh giới tột đỉnh, nhưng mà để đạt tới cái cảnh giới đó, thì không thể không qua giai đoạn phải có rất nhiều chiêu thức. Giỏi rồi làm đe’0 gì chả được, nhưng mà làm thế nào để giỏi... thì lại phải bắt đầu từ những thứ đơn giản. Ví dụ dưới đây là “thảm thiết” của “Tuổi hồng thơ ngây”:

.............E....E.......A
E||----------0----0----|--0----------------|
B||----------0----0----|--2----------------|
G||----------1----1----|--2----------------|
D||----------2----2----|--2----------------|
A||----------2----2----|--0----------------|
E||----------0----0----|-------------------|


..A..........................F#m
--0--------0----0----0----|--2----------------|
--2--------2----2----2----|--2----------------|
--2--------2----2----2----|--2----------------|
--2--------2----2----2----|--4----------------|
--0-----------------------|--4----------------|
--------------------------|--2----------------|
Khi.....bie^''t..tin..em....ro^`i..........Lo`ng

..Bm.......................E
--2----------------2----|--0------------0----0----|
--3----------------3----|--0------------0----0----|
--4----------------4----|--1------------1----1----|
--4----------------4----|--2------------2----2----|
--2---------------------|--2----------------------|
--2---------------------|--0----------------------|
to^i....bo^~ng.se.tha(''t...la.i.................V a`

..C#7........................D
--4-----------------------|--2----------------|
--6-----------------------|--3----------------|
--4-----------------------|--2----------------|
--6-----------------------|--0----------------|
--4-----------------------|--0----------------|
--4-----------------------|--2----------------|
khi..tie^''ng.chuo^ng.gia''o.duo`ng....do^?.nga^n

..Bm
--2----------------||
--3----------------||
--4----------------||
--4----------------||
--2----------------||
--2----------------||
.xa...


Còn đây là “thống thiết” trong “Đường xưa”


.....Em
E||--0------------|--------------|
B||--0------------|--------------|
G||--0------------|--------------|
D||--2------------|--------------|
A||--2------------|--------------|
E||--0------------|--------------|
...........................va`.anh

.................Em
--------------|--0------------|
--------------|--0------------|
--------------|--0------------|
--------------|--2------------|
--------------|--2------------|
--------------|--0------------|
se~.buo''c.choi...voi..khi.nguoi

...................Am
-------0--------|--0------------|
-------0--------|--1------------|
-------0--------|--2------------|
----------------|--2------------|
----------------|--0------------|
--0-------------|---------------|
khuat.xa.chan......tro`i

.................D7
--------------|-------2--------|
--------------|-------1--------|
--------------|-------2--------|
--------------|--0-------------|
--------------|----------------|
--------------|----------------|
se~.hap.ho''i.....trong.de^m.mu`

..G
--3------------|--------------|
--0------------|--------------|
--0------------|--------------|
--0------------|--------------|
--2------------|--------------|
--3------------|--------------|
kho+i...........se~ tha''y bo''ng


-------0--------|--------------|
-------3--------|--------------|
-------1--------|--------------|
----------------|--------------|
----------------|--------------|
--0-------------|--------------|
to''i....vay tu`ng..no~i.dau.xanh

.......Am..........Em
-------0--------|--0------------|
-------1--------|--0------------|
-------2--------|--0------------|
-------2--------|--2------------|
--0----0--------|--2------------|
----------------|--0------------|
ngo`i.........xa...va''ng......roi

...................Em
-------2--------|--0------------||
-------0--------|--0------------||
-------2--------|--0------------||
----------------|--2------------||
--2-------------|--2------------||
----------------|--0------------||
nhu~ng.khi.be^n....nguo`i...


Các đoạn “trích” đại để nó như vậy.

Trên đây, chúng ta đã phần nào đả động đến một phần kiến thức “Luận hội” khi đề cập đến “đội chân gỗ của mình”. Thực chất đây là một chủ đề lớn, nhớ là có cả một môn công nghệ, và một ngành công nghiệp lăng-xê, ở đây chỉ đưa ra một số nét chính liên quan đến chúng ta. Vấn đề quan trọng nhất ở đây là bài toán hát-gái của chúng ta có nhiều nét giống với mô hình “làm chính trị” hơn là “mô hình cờ bạc”, ở vào trường hợp thứ 02, ưu thế là thuộc về số ít, còn ở trường hợp thứ nhất, nó thuộc về số đông. Ở đây “chủ nghĩa anh hùng cá nhân” là quan trọng chỉ khi không có tập thể, hoặc trong những trường hợp “mật ít ruồi nhiều”, không có cơ hội mở rộng thị trường, còn nói chung, chúng ta nên liên kết một số cá thể giống nhau thành một đám để “chân gỗ lẫn nhau”, theo cái cách na ná như đã mô tả ở trên. Cả miếng bánh sẽ to hơn, chia nhau mỗi người một phần cũng còn to hơn là một mình ôm nguyên một miếng bé tí. Hơn nữa mặc dù tất cả chúng ta, ở vào một số thời điểm đặc chủng, ai cũng sẵn sàng trở thành một kẻ ăn mảnh, ai cũng sẵn sàng làm một con sâu bỏ rầu nồi canh... nhưng mà đời thì lại vẫn sẽ luôn có những cái đứa đặc biệt xấu, là những đứa lúc nào cũng tìm cách ăn mảnh. Với đội chân gỗ, rất dễ dàng điều trị những cái đứa chã này.

Kỳ sau: “LUẬN NHĨ”
Về Đầu Trang Go down
http://ctm2k49.allgoo.us
lc3b3r9
Admin
Admin
lc3b3r9


Tổng số bài gửi : 268
Age : 37
Registration date : 13/05/2007

Thông tin nhân vật
Địa chỉ nhà: Việt Nam
Sở thich: Draw, Game, Music, etc

cai nay minh tim duoc thay hay hay post cho anh em doc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: cai nay minh tim duoc thay hay hay post cho anh em doc   cai nay minh tim duoc thay hay hay post cho anh em doc Icon_minitimeTue Jun 26, 2007 11:12 am

Đàn chỉ luận - LUẬN NHĨ

Mỗi người trong chúng ta (nhất là những kẻ lại còn quan tâm đến cái box này) hẳn đã có vài lần bắt gặp (hoặc chủ ý tìm tòi) đâu đó những bảng xếp hạng các guitarist theo nhiều tiêu chí khác nhau, với sự thay đổi khác nhau về vị trí xếp hạng... tuy nhiên, nếu để ý một chút, sẽ nhận thấy một điểm ít có sai số, đó là, nói chung, trong các bảng xếp hạng, kể từ vị trí thứ 02 trở đi, thứ tự có thể thay đổi loanh quanh với một số tên tuổi như Jimy Page, Eddie Van Halen, Carlos Santana, John Petrucci, Eric Clapton, Brian May... và cả Chuck Berry của một thời rất xa xưa... còn riêng ở vị trí thứ nhất, gần như lúc nào cũng luôn là 01 cái tên – “Jimi Hendrix”. “Woodstock Music and Art Fair” tại New York, Jimi xuất hiện trên sân khấu và chơi quốc ca Mỹ (“The Star Spangled Banner”) theo phiên bản Jimi’s rock-guitar... những cái chuyện như thế không ai và không bao giờ có thể quên được... và cũng có thể ngồi mà kể mãi cũng không biết chán... Tuy nhiên, chi tiết mà chúng ta muốn đề cập đến ở đây là trong suốt cuộc đời đầy ấn tượng của thiên tài guitar này, kể từ lần đầu tiên sờ vào cây guitar lúc 05 tuổi cho đến khi từ giã cõi đời lúc 27 tuổi, Jimi Henrix chưa bao giờ biết đọc nốt nhạc và cũng chưa bao giờ thử làm cái việc ấy.

Âm nhạc là trò chơi của âm thanh. Những gì trực tiếp liên quan đến âm thanh đối với con người là khả năng tạo ra và khả năng cảm nhận âm thanh. Cái nói sau, chính là “tai nghe”. Lý thuyết nhạc, bản nhạc, nốt nhạc... chỉ là những công cụ chuyển tải, cũng như ý tưởng là ở trong đầu, sách vở, chữ viết chỉ là công cụ chuyển tải... Cho nên, nếu chúng ta đang muốn đánh đàn hay, thì việc luyện tai nghe sẽ là một trong những vấn đề quan trọng nhất. Như đã đề cập, gái, muôn thuở chúng luôn là, đang là và sẽ là đa dạng và thất thường. Và vấn đề bất hạnh nhất đối với cái môn “đàn-gái” của chúng ta là ở chỗ chúng lại mang đầy đủ cả 02 cái tính khí chết tiệt đấy vào cái việc hát hò của chúng. Cụ thể là chúng sẽ luôn vào sai nhịp, vào sai tông, rồi đang hát yên ổn thì tự nhiên (hoặc tại cao (thấp) quá đe’0 lên (xuống) được) lại đổi nhịp, đổi tông chả theo bất kỳ một cái quy luật đe’0 nào... điên nhất là có một số đứa đe’0 biết học ở đâu được cái cách hát vào khoảng giữa những cái nốt trên đàn của chúng ta. Đã đành là về lý thuyết, không ai cấm thăng giáng vào những cái cao độ lửng lơ ăn trộm ăn cắp, thêm bớt khoảng một phần tư nốt đấy, nhưng mà thỉnh thoảng làm một hai phát thì còn được, mà như thế cũng là tương đối kỳ quái rồi, chứ cứ ỷ thế là gái mà làm như vậy cả một đoạn dài thì nó ra thế đe’0 nào, quái gở thì nó cũng có giới hạn thôi chứ... nếu mà là đệm đàn óc thì còn có thể bấm vài nút tinh chỉnh được, chứ còn guitar, đe’0 ai mà đi vặn lại cả 06 cái dây lúc đang chơi dở bài như thế được, còn có mỗi một cách là vít dây, mà phải vít cả 6 dây, nhưng mà vít kiểu gì thì nó cũng chỉ đỡ phô hơn thôi, chứ còn thì vẫn lơ lớ đe’0 ra đâu vào đâu, vả lại còn rất chi là mỏi tay, chơi như thế phải gọi là đánh đu chứ đe’0 thể gọi là đánh đàn được... Nhưng mà chuyện nó thế, cần thì kể cả là đánh đu cũng thì cũng vẫn phải đánh thôi. Và muốn đánh đu được với gái, thì cái khả năng “biết nghe” chúng hát lại là một trong những yếu tố then chốt. Muốn “nghe thấy” gái hát sai, đánh đu được theo đúng cái sai của gái, trước, phải luyện tai nghe, sau, phải chinh chiến cho nhiều, cả hai yếu tố đều không thể thiếu, yếu tố thứ 02, chỉ có mỗi một cách là phải mạnh dạn vác đàn lăn xả vào những cái chỗ có nhiều gái, còn ở dưới đây sẽ là một số chỉ dẫn liên quan đến yếu tố thứ nhất.

(1) Để luyện tai nghe, tốt nhất là nên bắt đầu với một số bài hát đơn giản, với tốc độ chuyển hợp âm thong thả, và đàn bass chơi chắc nhịp vào các nốt chủ (được dùng để ghi tên hợp âm như A, Am, C, Dm...) của hợp âm, tức là nếu hợp âm phải chơi là A hay Am thì bass chơi “Là”. Nhạc Trịnh Công Sơn với các phiên bản “sài gòn cũ”, ví dụ như “Sơn Ca 07” có thể là một đề cử tốt (hơn nữa giai điệu Trịnh gia luôn trong sáng và gần gũi với tất cả chúng ta).

(2) Hãy chú ý nghe hợp âm đầu tiên. Lưu ý – “đừng vừa nghe vừa thử luôn trên đàn”, đây chưa phải là lúc “lâm trận”, sau này, khi đã “thạo nghề”, chúng ta có thể làm như vậy, và nói chung là sẽ làm như vậy, nhưng lúc đầu thì rất không nên, lúc này tai chúng ta chưa “tinh”, khả năng “bóc tách” âm thanh của chúng ta còn đuối, rất có thể chúng ta sẽ lầm tưởng cái âm thanh đang phát ra từ đàn của chúng ta chính là cái âm thanh của bản nhạc, mặc dù thực tế thì lúc đầu, 02 cái loại âm thanh này nói chung sẽ là 02 thứ khác hẳn nhau.

(3) Tìm nốt nhạc chủ của hợp âm đầu tiên. Hãy nghe vài lần mấy câu đầu của bài hát, chú ý vào tiếng bass, sau khi đã “nhớ” mang máng trong đầu, hãy tắt máy nghe nhạc, vớ ngay lấy đàn, đánh lần lượt tất cả các nốt trên dây 06 (to nhất) từ dây buông (phím 0) cho đến phím 11. Thông thường, với những bài đơn giản, người chơi bass đa phần sẽ chơi những nốt nhạc chủ của hợp âm vào một khoảng thấp hơn một quãng tám so với nốt trên đàn của chúng ta (đàn ta là “mì” thì đàn bass sẽ chơi là “mỉ”, nhưng mà cách một quãng tám, nghe nó cũng na ná như nhau). Thử trên dây 06 như vậy là chúng ta đã “lướt” hết tất cả các khả năng có thể, chỉ cần tinh tai một chút là cái nốt mà chúng ta cần sẽ “nghe ra” ngay. Nếu vẫn chưa ra, hãy thử lần nữa. Nếu vẫn chưa ra, hãy dùng một phương pháp khác có xuất phát điểm toán học là “chia để trị”. Cụ thể là hãy chơi một nốt vẫn trên dây 06, nhưng ở đâu đó khoảng giữa cần đàn. Cố xác định xem cái nốt mà mình nghe thấy ở bài hát là thấp hay cao hơn so với nốt vừa chơi, rồi đẩy tay lên hay kéo tay xuống tùy theo trường hợp tương ứng. Điều chỉnh như thế vài lần, thể nào cũng ra. Nhớ là tìm được nốt “gần giống nhất” là đạt yêu cầu rồi, vì nốt “giống y như thế” trong nhiều trường hợp là không tồn tại, thứ nhất vì đàn chúng ta nói chung sẽ lên dân không thật chuẩn, thứ hai cùng một bản ghi chơi trên các máy khác nhau có thể sẽ bị cao thấp khác nhau, tức là cũng không được chuẩn.

Về Đầu Trang Go down
http://ctm2k49.allgoo.us
lc3b3r9
Admin
Admin
lc3b3r9


Tổng số bài gửi : 268
Age : 37
Registration date : 13/05/2007

Thông tin nhân vật
Địa chỉ nhà: Việt Nam
Sở thich: Draw, Game, Music, etc

cai nay minh tim duoc thay hay hay post cho anh em doc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: cai nay minh tim duoc thay hay hay post cho anh em doc   cai nay minh tim duoc thay hay hay post cho anh em doc Icon_minitimeTue Jun 26, 2007 11:12 am

(4) Oki, bây giờ chúng ta đã xác định được nốt chủ của hợp âm đầu tiên, việc tiếp theo là phải xác định xem cái kiểu hợp âm được chơi là hợp âm gì. Với các bài đơn giản, nói chung sẽ chỉ cần hợp âm Trưởng, hợp âm Thứ và hợp âm Bảy là đủ. Đơn giản hơn nữa, những chỗ chơi hợp âm Bảy, có thể chơi Trưởng “cũng được”. Tức là chỉ cần cố phân biệt trưởng và thứ là đã có thể chơi “không sai” được rồi. Một cách chung nhất và dễ hình dung nhất, hợp âm trưởng liên quan đến những âm thanh “sung sướng”, hợp âm thứ liên quan đến những âm thanh “buồn bã”. Nhớ là đây là cảm giác về âm thanh/hợp âm riêng lẻ chứ không phải là cả bài hát, tức là một bài hát chảy sệ, vẫn phải dựa trên những âm thanh như chúng ta gọi là “sung sướng”, và ngược lại. Đấy là về cách cảm nhận, còn thủ pháp thì như sau. Hợp âm trưởng và hợp âm thứ với cùng một nốt nhạc chủ được phân biệt bởi một nốt nhạc khác nhau. Ví dụ la thứ và la trưởng đều có 03 nốt có tên “Là”-“Đô”-“Mí”, nhưng ở la thứ thì là “Đô” xịn, còn la trưởng thì là “Đô” thăng. Với cái nốt chủ mà chúng ta vừa xác định (ở ví dụ trên là A), hãy xác định cái nốt phân biệt trưởng/thứ vừa nói đến ở trên (ở ví dụ trên là C và C#). Bây giờ hãy bật lại bài nhạc đến cái chỗ cần xác định, lúc nào ở đó chơi đến cái hợp âm đang đoán, thì chơi đi chơi lại 02 cái nốt đấy, sẽ có một cái nghe rất chi là “phô”, lộ ra ngay, cái kia rơi vào hợp âm nào (trưởng hay thứ) thì chọn hợp âm đấy.

(5) Bước tiếp theo là xác định hợp âm thứ hai. Có thể dùng cách y như đã làm khi xác định hợp âm thứ nhất. Hoặc có thể sáng tạo hơn một chút, hãy bật bài nhạc, lúc nào bass của hợp âm thứ hai vừa chơi thì chơi ngay cái nốt chủ của hợp âm thứ nhất mà chúng ta vừa mới xác định, bằng cách đấy sẽ dễ dàng xác định được hợp âm thứ hai nó cao hơn, hay thấp hơn hợp âm thứ nhất, cho nên đây gọi là phương pháp thử dây, tại nó cũng na ná như lúc chúng ta lên dây đàn vậy, phải so sánh 02 nốt cao thấp. Tiếp theo là thử các nốt theo hướng cao hơn hay thấp hơn tương ứng. Sau khi đã xác định nốt chủ, tiếp tục làm theo cách đã làm với hợp âm thứ nhất để xác định toàn bộ hợp âm thứ hai.

(6) Dùng cách đã làm để xác định các hợp âm còn lại của bài hát. Nhớ để ý đến các hợp âm được lặp đi lặp lại. Một bài hát kiểu gì cũng chỉ quay đi quay lại với một số hữu hạn các hợp âm, trong trường hợp đơn giản thì con số này không vượt quá 6. Ví dụ, nếu bài hát chơi ở La thứ hoặc Đô trưởng (là 02 giọng trưởng thứ với âm giai dựa trên những nốt như nhau) thì hợp âm có thể loanh quanh trong khoảng C, F, G7 (lúc đầu hoặc lúc “ngại” có thể chơi là G), Am, Dm, E7 (lúc đầu hoặc lúc “ngại” có thể chơi là E), hoàn toàn tương tự với các giọng khác. Và ngay cả cái cách lặp đi lặp lại hợp âm nhiều khi cũng theo cùng một thứ tự (nôm na thì lời bài hát nói chung nó na ná như lời bài thơ, mà thơ thì dù lỏng dù chặt cũng theo một số “niêm luật” nhất định – tất nhiên là đe’0 nói đến cái loại thơ ngớ ngẩn kiểu vi thùy linh chi đó – chứ nếu không thì gọi mẹ là “văn xuôi chặt khúc” chứ gọi là thơ làm đe’0 gì, và nhạc thì ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng (mặc dù không bắt buộc) bởi cái tính niêm luật này), hoặc chỉ thay đổi chút chút... nếu bắt đầu “có nghề” chúng ta sẽ càng ngày càng dễ nhận ra những chi tiết này.

Nếu chúng ta là người mới bắt đầu và chưa xác định rõ nên bắt đầu từ đâu thì những chỉ dẫn trên đây sẽ là một phương cách tương đối hữu hiệu. Có một số dấu hiệu để xác nhận sự “hoàn thành” giai đoạn ban đầu này, ví dụ, có một lúc nào đó trong lúc đang chăm chú nghe một bản nhạc, chúng ta chợt tình cờ nhận ra là thực chất mình chả quan tâm đe’0 gì đến nội dung của bài hát cũng như giọng hát của ca sĩ, mà chỉ chăm chú hóng hớt mỗi cái phần bass. Việc này có thể tự kiểm nghiệm trong thực tế. Tuy nhiên (và rất chi là đáng mừng) là trong chúng ta đã có nhiều người bắt đầu bằng nhiều cách khác nhau, và đều đã qua được “cái thuở ban đầu”... mệt mỏi này. Tiếp theo, chúng ta sẽ làm quen với một số thính pháp kỹ thuật khác, nhằm nâng cao kỹ năng “nghe” của mình. Hãy thường xuyên sử dụng những kỹ năng này, khả năng của chúng ta sẽ được nâng lên một cách đáng kể.

(I) “Chuyển biên bằng tai” hay có thể gọi là “Nghe bóc tách” các bài hát thành hợp âm, giai điệu, các đoạn solo,... với một cây guitar trong tay.

(II) Hãy tập tọe đọc sách nhạc lý cơ bản, và làm cái việc “Nghe bóc tách” trên đây nhưng với một cây bút và một quyển vở chép nhạc trong tay. Hãy nghe đi nghe lại, sửa đi sửa lại bản chép nhạc đến bao giờ cảm thấy là mình chép “đúng” lắm rồi, thì hãy vớ lấy đàn guitar và “thể hiện” lại cái mình đã chép ra. Phải biết là do được “cấu hình” khác nhau, mỗi người trong chúng ta sẽ có một “mẫu nghe sai, chơi sai” đặc trưng của mình. Và theo phương pháp này, sau một thời gian, tự chúng ta sẽ phát hiện ra điều đó, ví dụ có một số người sẽ luôn tưởng là phải chơi Dm vào những chỗ trong bài nhạc nó là G7, chơi E7 vào những chỗ trong bài nhạc nó là Em... và sau khi đã phát hiện ra thì những lỗi có hệ thống này cần phải có biện pháp tập trung khắc phục trong tương lai.

(III) “Hát” (không viết nhầm đâu, đúng là hát thật, mà hát thành tiếng, hát to hẳn hoi – nhớ là tai mũi thông nhau) âm giai. Hãy bắt đầu với các âm giai trưởng. Sau đó có thể thêm âm giai thứ tự nhiên, thứ hòa âm, ngũ âm, âm giai blues v.v... (có thể sẽ trình bày chi tiết các loại âm giai này như một phụ lục kỹ thuật)

(IV) Hát quãng - tức là hát từng cặp 02 nốt với cao độ khác nhau.

(V) Hát “rải” hợp âm - tức là hát lần lượt từng nốt trong hợp âm, ví dụ “lààà – đôôô – mííí”, trước tiên hãy bắt đầu “rải” lần lượt 03 nốt các hợp âm trưởng, sau đó chuyển sang hợp âm thứ.

(VI) Tiếp tục tập tọe đọc sách nhạc lý cơ bản và tập hát theo bản nhạc, nhớ chọn những bản dễ để bắt đầu.

(VII) Nghe bóc tách nhịp – tương tự như đã làm với giai điệu, hợp âm... nhưng chỉ ghi lại nhịp vào giấy thôi.

(VIII) Thử “ngẫu hứng” một số giai điệu mới, một số đoạn solo mới... dựa theo “đường” hợp âm của một bài hát. Nhớ là bất biết kết quả ra sao (trong đa phần các trường hợp nói chung là nó sẽ đe’0 ra làm sao cả... không thì thành nhạc sĩ hết a), thì cảm giác khi làm cái việc này luôn rất chi là khoái.

(IX) “Nghĩ” trong đầu từng đoạn giai điệu ngắn khoảng 3, 4 nốt, sau đó thử chơi đoạn đó trên guitar.

(X) Hãy chơi “ngẫu hứng” một đống thật nhiều hợp âm lung tung khác nhau, thuộc 02 loại trưởng và thứ (nhớ là không lặp lại quá nhiều lần cùng một hợp âm), ghi lại (vào băng nhạc, vào file) tất cả những gì vừa chơi, sau đó bật lên nghe lại và cố gắng phân biệt đâu là hợp âm trưởng, đâu là hợp âm thứ.

Muốn chơi đàn sao cho gái thích (chứ chưa cần nói đến việc chơi cho hay) thì “luyện tai nghe” là một trong những vấn đề mang tính quyết định. Luyện tai nghe, dù ở bất kỳ trình độ nào cũng đều là một công việc ở vào hàng “kỹ năng cao cấp”, và đòi hỏi một đức tính không thể thiếu – là tính kiên trì. Đáng mừng là vấn đề “kiên trì” ở đây là hết sức khả thi, vì đằng nào ở vào cái thời buổi “công nghệ cao” như hiện nay, cả gái lẫn chúng ta, kể cả là những cái đứa cục mịch, thô tháp, thiếu thẩm mỹ, ngu dốt nhất... ai ai cũng đều nghe nhạc rất chi là nhiều, mà đằng nào cũng phải nghe, mất gì mà không tranh thủ tìm cách “luyện tai nghe”. Hơn nữa ở đời, nếu đọc một hai cuốn dã sử, chúng ta sẽ nhận thấy là có rất nhiều các công trạng phi thường vốn có xuất phát điểm từ những mục đích rất chi là thấp hèn, ngày xưa chả đã có bao nhiêu cuộc thập tự chinh với cả đống anh hùng đi vào sử sách đấy thôi, mà rốt cục thì cũng chỉ là để tranh gái chứ làm đe’0 gì... Cho nên, kẻ sớm người muộn, sẽ có một lúc nào đấy, gái đối với chúng ta đe’0 còn mang một cái ý nghĩa lớn lao như lúc ban đầu, hoặc là vẫn còn lớn lao, nhưng mà ta đã có nhiều cách giải quyết khác, không còn cần dùng (hoặc nhận thấy không đáng phải dùng đến) đàn guitar nữa, nhưng cái “tính chất” là một người “giỏi nghe nhạc, giỏi chơi đàn” thì vô tình đã trở thành một phần cấu thành của ta, sẽ còn mãi, và không thể phủ nhận là nó góp phần nâng cao một cách đáng kể “chất lượng cuộc sống” của chúng ta.

Kỳ sau: “LUẬN QUẠT CHẢ - QUẠT CÁI GÌ TRƯỚC
Về Đầu Trang Go down
http://ctm2k49.allgoo.us
lc3b3r9
Admin
Admin
lc3b3r9


Tổng số bài gửi : 268
Age : 37
Registration date : 13/05/2007

Thông tin nhân vật
Địa chỉ nhà: Việt Nam
Sở thich: Draw, Game, Music, etc

cai nay minh tim duoc thay hay hay post cho anh em doc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: cai nay minh tim duoc thay hay hay post cho anh em doc   cai nay minh tim duoc thay hay hay post cho anh em doc Icon_minitimeTue Jun 26, 2007 11:13 am

Đàn chỉ luận - LUẬN QUẠT CHẢ
QUẠT CÁI GÌ TRƯỚC
(phần một)

Jimi Hendrix biết chơi guitar, chúng ta cũng biết chơi guitar... tuy nhiên nếu để ý một chút (hoặc là nhiều chút cũng được), sẽ thấy là có rất nhiều “thứ” Jimi Hendrix “biết làm” trên đàn guitar còn chúng ta thì không biết, hoặc là biết “cái cách làm” nhưng mà không thể làm được. Có thể lấy Eddie Van Halen để làm ví dụ cho trường hợp sau, chúng ta biết rất rõ rằng y kẹp móng đàn bằng 01 ngón giữa tay phải rồi dùng ngón trỏ tay phải “táp” (bấm+nhả, mổ+gảy...) dây đàn, nhưng mà là biết vậy thôi, chứ ít ai mà làm được hay thế... À, như vậy hóa ra là có rất nhiều thứ mà một người biết đánh đàn guitar hẳn hoi vẫn có thể không biết. Cụ thể thì cũng dễ hình dung thôi. Bây giờ giả sử là có hẳn một đứa gái biết hát hẳn hoi, lại còn bảo hẳn là “anh ơi, quê nhà trần tiến tùng dương, si thứ anh nhá”, có thể nhận thấy trường hợp này có thể coi là không thể ngon lành hơn được nữa rồi, thế mà cũng vẫn còn đầy vấn đề... Thứ nhất, có thể chúng ta không biết quê nhà trần tiến tùng dương... Thứ hai, có thể chúng ta biết quê nhà trần tiến tùng dương nhưng không biết đệm quê nhà trần tiến tùng dương... Thứ ba, có thể chúng ta không biết si thứ... Thứ tư, có thể chúng ta biết cả 03 thứ trên, nhưng vẫn không biết chơi quê nhà trần tiến tùng dương bằng si thứ... Thứ năm, có thể chúng ta biết chơi quê nhà trần tiến tùng dương bằng si thứ hẳn hoi, nhưng cái đàn hôm đấy bị mấy thằng chơi trước nó lên dây cao quá, đến đoạn “nhớ thương làng quê...”, tự nhiên thấy gái lấy đà, lên gân xong rồi tịt mẹ, đe’0 thấy hát nữa, quay sang bảo “anh ơi cao quá tụt xuống một chút...”, thế là mình bắt đầu cóng ... Mặc dầu vậy, bất biết ta có bị rơi vào cái nào trong 05 cái “có thể” liệt kê ở trên hay không, ta cũng vẫn có thể vỗ ngực mà tuyên bố một cách hùng hồn rằng ta là kẻ “biết chơi guitar”, và nói như vậy là hoàn toàn đúng, tuyệt nhiên không có gì là ngoa ngoắt cả. Tuy nhiên, có vẻ như nói như vậy sẽ khó mà chấp nhận được nếu như giả thiết là “...có thể chúng ta không biết quạt chả”. Có thể nói không quá, rằng cả chúng ta, cả Jimi Hendrix, và tất cả những ai ở trong khoảng từ chúng ta cho đến Jimi Henrix... những kẻ “biết chơi guitar” tất cả đều phải biết quạt chả. Thống nhất là như vậy, bây giờ chúng ta sẽ nói về “quạt chả”.
Thường thì chúng ta sẽ sốt sắng lên ngay... hà hà, quạt chả a, hay quá, ừ, thế thì chơi xì lô như thế nào, van xơ như thế nào... mà sẽ không để ý đến một số vấn đề mang tính “viên gạch” hơn, ví dụ, có rất nhiều bài nhạc theo nhịp 4/4, 3/4... nhưng không phải bài nào cũng phải hoặc cũng có thể chơi bằng xì lô hay van xơ... mà bản thân xì lô thì cũng có mấy kiểu xì lô, van xơ cũng vậy... và ngay cả một bài đã chơi bằng một cái xì lô hay van xơ nào đó rồi, thì cũng không phải là sẽ chỉ việc chơi đều đều như vậy từ đầu chí cuối... lại nữa, nghe thấy van xơ trên đàn oóc nó là bùm chát chát rồi, nhưng mà “đánh” bùm chát chát trên guitar thì nó như thế nào... v.v... và v.v... Cho nên ở đây, trước, chúng ta sẽ làm quen với những hợp âm “thông thường” nhất hay sử dụng trong thực tế đánh gái... à mà đàn ông đang nói chuyện học thuật, gái cũng chỉ là thứ yếu thôi, quan trọng là đây là những thứ hết sức hữu dụng cho người mới bắt đầu, chúng ta sẽ dùng những hợp âm này trong việc học quạt chả, tiếp, chúng ta sẽ làm quen với những vấn đề cơ bản nhất về nhịp, với 02 thứ này, ta đã có thể làm quen với 06 kỹ năng quạt chả cơ bản (những kỹ năng này không phải cụ thể là van xơ hay xì lô, mà là những thứ có thể dùng để giải quyết việc thể hiện van xơ hay xì lô trên guitar), và cuối cùng mới là một số nội dung cụ thể liên quan tới xì lô – được đề cập đến như là một ví dụ. Cái chuyện về mối tương quan giữa cái lý thuyết với cái cụ thể nó luôn phải là như vậy. Nếu mà suốt ngày chỉ mải mê với việc “đóng gạch” (đóng gạch theo nghĩa đen hẳn hoi ấy, chứ không phải là cái chuyện bậy bạ...) thì muôn đời cũng không thể dựng xong được cái lều, tuy nhiên nếu mà lại chỉ chăm chăm vào mỗi cái việc “dựng lều” thôi(dựng lều cũng là theo nghĩa đen hẳn hoi, chứ không phải là cái chuyện bậy bạ...), thì thể nào cũng đến lúc bị gái nó phát hiện ra là đe’0 biết “đóng gạch”... gái rất chi là giỏi săm soi... nhớ.
Đâu đó trong những nội dung đã trình bày, chúng ta đã từng nhắc nhau “nếu mà mỏi tay quá thì hãy tìm cách chơi hợp âm mở...”, nói vậy là bởi vì hợp âm mở dễ bấm hơn, ít mỏi tay hơn, đỡ bị tịt tiếng hơn... tức là nói một cách ngắn gọn... nó nhiều “sảng khoái” hơn. Có 07 thứ sảng khoái nhất sẽ được kể ra ở đây. Tuy nhiên, trước hết hãy đề cập đến một số điểm cần chú ý mỗi khi bắt đầu tập chơi các hợp âm mới.
(1) Hãy bấm hợp âm và thử lần lượt gảy riêng tất cả các nốt của hợp âm, để đảm bảo là tất cả các nốt đều kêu một cách “trong trẻo”, không bị “bịt mồm bịt miệng”, tức là “đồồồ...” không bị kêu là “độ!”.
(2) Tập chuyển qua lại giữa các hợp âm khác nhau và cố giữ nhịp “đều đều như cũ” khi làm cái việc đấy, tức là nếu chúng ta đang nhịp bằng chân, thì lúc chuyển hợp âm, không phải dừng lại rồi đánh nhịp lại từ đầu, hoặc là không phải “ngóc” chân lên rồi mãi mới hạ được xuống... cũng tức là âm thanh mà cái đàn phát ra khi chúng ta làm cái việc chuyển hợp âm ấy nó cũng không bị “nghỉ lấy hơi” một cách thiếu tự nhiên. Nhớ là mỗi người sẽ luôn có những lỗi đặc trưng phụ thuộc vào cấu hình riêng của mình, hãy cố khắc phục ngay những lỗi này.
Khi tập chuyển hợp âm, hãy sử dụng nhịp 4/4 và làm lần lượt như sau
(1) Mỗi nhịp, tức là mỗi “bộ” 04 phách đếm đều đều 1, 2, 3, 4 chỉ “quạt” 01 phát ở phách đầu tiên. Việc này sẽ giúp chúng ta có đủ thời gian để “chộp” sang hợp âm khác mà vẫn có thể giữ nguyên nhịp.
(2) Tăng cường độ, “quạt” ở phách đầu tiên và phách thứ 03 mỗi nhịp.
(3) Cuối cùng, hãy “quạt” ở cả 04 phách.
Oki, giờ đã có thể bắt đầu với 07 hợp âm mở đầu tiên.
(I) Mi thứ - tên giao dịch là Em.
Nếu chúng ta mới bắt đầu sờ đến đàn, và hoàn toàn không muốn chỉ gảy đánh vần “đồ rê mi con chim ri...” thì Mi thứ là hợp âm đầu tiên mà chúng ta nên học. Không phải chỉ vì nó kêu hay, mà còn vì nó dễ chơi nhất... tức là nếu như chúng ta chơi mãi Mi thứ theo cái tab dưới đây mà thấy nó vẫn tậm tịt nghe đe’0 ra làm sao cả thì nhiều khả năng là phải mang nguyên cái đàn mà ta đang đánh đi hỏi xem nó có đúng là đàn guitar hay không...
xxx..Em.....(*)
E||--0----||
B||--0----||
G||--0----||
D||--2(3)-||
A||--2(2)-||
E||--0----||

(*) Ở đây chữ số trong ngoặc đơn chỉ ngón tay trái dùng để bấm dây, quy ước là ngón trỏ số (1), ngón giữa (2), ngón đeo nhẫn (3), ngón út (4).
Chỗ này nhân tiện nói luôn một chút về việc dùng tab để “chép” nhạc. Đại khái là bên cạnh cách thể hiện theo khuông, nốt... nhạc thì tab là một cái hệ thống thể hiện khác giành cho đàn guitar. Tuy nhiên những cái tab mà chúng ta thường lấy ở trên internet về mặc dù có nhiều điểm giống như tab thường thấy trong sách in, nhưng nếu để ý một chút cũng sẽ thấy có nhiều những điểm không giống. Cho nên có thể gọi riêng cái cuối cùng là “Internet Tab”, là thứ có lẽ là để giành riêng cho những cái loại người na ná như chúng ta, tức là cái loại có đủ 02 thứ đặc trưng, một là thích loay hoay nghịch đàn, hai là mê mẩn tối ngày lọ mọ trên Internet, mặc dù là nhiều lúc cũng đe’0 hiểu là để làm gì nữa, chỉ là đe’0 dứt ra được... hơn nữa lại cũng chính là do cái loại người này (nhưng mà là của tây) sáng tạo thêm ra cái internet tab hay ho nói trên. Oki, riêng về nội dung này, có lẽ sau này sẽ phải bỏ thời gian trình bày thành một phần riêng, đầy đủ chi tiết hơn. À mà có cái này thì nên ghi nhớ luôn, là khi viết tab nhớ dùng các loại phông chữ có gốc Courier, như Courier, Courier New, .VnCourier, .VnCourierNew... vì đây là loại phông chữ có chiều rộng tất cả các chữ đều bằng nhau (“i” cũng chiếm hết một chiều ngang y như là “m”, các thứ khác như Arial hay Times New Roman... thì đe’0 phải vậy), như thế khi trình bày mới không bị “xô lệch”, bảo đảm chính xác.
Về cách viết hợp âm, ví dụ như mi thứ đang đề cập ở đây, còn có thể gặp các cách thể hiện khác như
Em:022000
(là số phím bấm lần lượt theo các dây mì là rề son si mí theo thứ tự từ trái sang phải)
hay là
Em
|||||| (la` phi/m)
|**||| (la` da^y ba^/m tre^n phi/m)
||||||
||||||
023000 (la` so/ ngo/n du`ng de^? ba^/m)
...
Ở đây chúng ta thống nhất phương pháp ghi trên tab đang được sử dụng.

(II) Đô trưởng – C.
Theo cách bấm “mở” như ở đây, chúng ta sẽ chỉ chơi 05 dây ở dưới thôi (trừ dây “mì” số 06 – trên tab không thấy ghi số, tức là đừng động vào nó... nhớ)
xxx..C
E||--0----||
B||--1(1)-||
G||--0----||
D||--2(2)-||
A||--3(3)-||
E||-------||
Về Đầu Trang Go down
http://ctm2k49.allgoo.us
lc3b3r9
Admin
Admin
lc3b3r9


Tổng số bài gửi : 268
Age : 37
Registration date : 13/05/2007

Thông tin nhân vật
Địa chỉ nhà: Việt Nam
Sở thich: Draw, Game, Music, etc

cai nay minh tim duoc thay hay hay post cho anh em doc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: cai nay minh tim duoc thay hay hay post cho anh em doc   cai nay minh tim duoc thay hay hay post cho anh em doc Icon_minitimeTue Jun 26, 2007 11:14 am

Bây giờ hãy bắt đầu bài tập sau, chỗ này chưa nói về cách quạt lên, quạt xuống (nội dung sau), cho nên thống nhất là chỗ nào có ghi hợp âm thì có bao nhiêu dây cần gảy (có số trên tab), gảy lướt móng qua tất cả các dây đấy xuống phía dưới một phát.
Bài tập 01:
xxx...Em..................C.................3x (*)
E||---0----------------|--0-----------------||
B||---0----------------|--1-----------------||
G||*--0----------------|--0----------------*||
D||*--2----------------|--2----------------*||
A||---2----------------|--3-----------------||
E||---0----------------|--------------------||
x.....1....2....3....4....1....2....3....4

(*) Ở đây những khoảng bị chặn hai đầu bởi 02 dấu sao ở mỗi đầu, tức là phải chơi đến chỗ hai dấu sao sau thì quay trở lại chơi lại từ chỗ hai dấu sao trước, không thấy gì thêm thì chỉ chơi lại một lần, còn nếu ở trên chỗ hai dấu sao sau có ghi “3x” thì phải chơi vòng lại 03 lần. Dãy số ghi ở dưới tab là phách, có thể dùng chân mà nhịp 1, 2, 3, 4. Còn nếu như không biết nên nhịp như thế nào là “vừa”, không quá nhanh hay quá chậm, thì làm như sau:

“Ngay.mai.em.|di............bien..nho..ten..em.. .goi.|.ve...”
“x...........|.1....&....2....&....3....&....4....&..|..1...”

ở đây dấu “&” chỉ chỗ nửa phách (là lúc bàn chân ta “ngóc” lên), còn hát “Biển nhớ” của Trịnh gia như thế nào cho không quá nhanh hay quá chậm, hẳn là tất cả chúng ta đều mang máng ước lượng được.

Nếu thấy đã có vẻ “trơn tru” thì tăng cường độ lên
xxx...Em........Em........C.........C.......3x
E||---0---------0------|--0---------0-------||
B||---0---------0------|--1---------1-------||
G||*--0---------0------|--0---------0------*||
D||*--2---------2------|--2---------2------*||
A||---2---------2------|--3---------3-------||
E||---0---------0------|--------------------||
xxx...1....2....3....4....1....2....3....4

Lại thấy có vẻ “trơn tru”, thì lại tăng cường độ lên
xxx...Em...Em...Em...Em...C....C....C....C..3x
E||---0----0----0----0-|--0----0----0----0--||
B||---0----0----0----0-|--1----1----1----1--||
G||*--0----0----0----0-|--0----0----0----0-*||
D||*--2----2----2----2-|--2----2----2----2-*||
A||---2----2----2----2-|--3----3----3----3--||
E||---0----0----0----0-|--------------------||
xxx...1....2....3....4....1....2....3....4

Một số người có thể thắc mắc là “dễ thế sao không chơi nhanh ngay từ đầu cho nó máu...”, thì, thứ nhất là không phải với ai cũng đã là “dễ thế”, thứ hai là không phải cái gì chơi nhanh ngay từ đầu cũng đã là hay, nhớ là đàn và gái vốn có rất nhiều điểm chung...

(III) Son trưởng – G.
Son trưởng trong thực tế vẫn thường được bấm theo 02 cách
xxx..G
E||--3(4)-||
B||--0----||
G||--0----||
D||--0----||
A||--2(2)-||
E||--3(3)-||

hoặc
xxx...G
E||--3(3)-||
B||--0----||
G||--0----||
D||--0----||
A||--2(1)-||
E||--3(2)-||

Ở đây có lẽ chúng ta nên “cố gắng” tập bấm theo cách thứ nhất, dùng các ngón đeo nhẫn, ngón giữa và ngón út. Và nói chung “tránh” không dùng cách bấm thứ hai. Có thể, về ấn tượng ban đầu mà nói thì bấm cách thứ nhất có vẻ như bất tiện hơn, tại vì chúng ta phải dùng ngón thứ 04 là ngón út, cũng là ngón “yếu” nhất, thường hay gây “tạp âm” nhiều nhất trong các ngón bấm. Và thực tế là có rất nhiều người vẫn toàn sử dụng cách bấm thứ hai. Tuy nhiên nếu chơi nhiều, chúng ta sẽ có thể tự kiểm nghiệm được cái nào là tiện lợi hơn. Ví dụ điển hình cho việc “bài trừ” cách bấm thứ hai là việc thử chuyển đổi giữa Son trưởng và Đô trưởng, nếu mà dùng cách bấm thứ hai, tay trái sẽ phải hoạt động “phức tạp” hẳn hơn.
Bài tập 02:
xxx...G...................C.................3x
E||---3----------------|--0-----------------||
B||---0----------------|--1-----------------||
G||*--0----------------|--0----------------*||
D||*--0----------------|--2----------------*||
A||---2----------------|--3-----------------||
E||---3----------------|--------------------||
xxx...1....2....3....4....1....2....3....4
Nếu thấy “trơn tru” thì tăng tốc lên theo cách như ở Bài tập 01.

(IV) Rê trưởng – D.
xxx..D
E||--2(2)-||
B||--3(3)-||
G||--2(1)-||
D||--0----||
A||-------||
E||-------||

Thêm hợp âm rê trưởng, cộng với 03 hợp âm ở trên, thì chúng ta đã có thể đệm rất nhiều bài hát rồi. Vấn đề hay gây lỗi nhất cần lưu ý khi bấm Rê trưởng là phải bảo đảm rằng dây 01 (dây “mí”) kêu bình thường, tại vì rất nhiều người (nhất là nếu chúng ta lại hơi bị “chuối mắn”) hay để ngón tay đeo nhẫn (đang bấm dây 02 là dây “si”) chạm vào dây 01, làm tiếng bị tịt... cho nên thực tế là đã xuất hiện cả kiểu bấm chặn ngón trỏ vào cả 03 dây 1, 2, 3 ở phím 02 rồi bấm ngón giữa vào dây 2 phím 03, tuy nhiên cái này có vẻ cũng không được nhiều người hưởng ứng lắm.
Bài tập 03:
xxx...G...................D.................3x
E||---3----------------|--2-----------------||
B||---0----------------|--3-----------------||
G||*--0----------------|--2----------------*||
D||*--0----------------|--0----------------*||
A||---2----------------|--------------------||
E||---3----------------|--------------------||
xxx...1....2....3....4....1....2....3....4
Tập cho “trơn tru” rồi tăng tốc lên như ở Bài tập 01.
Đến đây đã có thể chơi “dài” hơn một chút.
Bài tập 04:
Chơi (son trưởng - mi thứ - đô trưởng – rê trưởng) 04 lần rồi kết bằng son trưởng.
xxx...G...................Em
E||---3----------------|--0----------------|
B||---0----------------|--0----------------|
G||*--0----------------|--0----------------|
D||*--0----------------|--2----------------|
A||---2----------------|--2----------------|
E||---3----------------|--0----------------|
xxx...1....2....3....4....1....2....3....4

x.C...................D.................3x
--0----------------|--2-----------------||
--1----------------|--3-----------------||
--0----------------|--2----------------*||
--2----------------|--0----------------*||
--3----------------|--------------------||
-------------------|--------------------||
x.1....2....3....4....1....2....3....4

x.G
--3----------------||
--0----------------||
--0----------------||
--0----------------||
--2----------------||
--3----------------||
x.1....2....3....4
Cũng chơi cho “trơn tru” rồi tăng tốc lên theo cách như ở Bài tập 01 (bài nào cũng phải làm như thế, cho nên cái câu này về sau sẽ không cần nhắc nữa).
(còn tiếp...)
Về Đầu Trang Go down
http://ctm2k49.allgoo.us
lc3b3r9
Admin
Admin
lc3b3r9


Tổng số bài gửi : 268
Age : 37
Registration date : 13/05/2007

Thông tin nhân vật
Địa chỉ nhà: Việt Nam
Sở thich: Draw, Game, Music, etc

cai nay minh tim duoc thay hay hay post cho anh em doc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: cai nay minh tim duoc thay hay hay post cho anh em doc   cai nay minh tim duoc thay hay hay post cho anh em doc Icon_minitimeTue Jun 26, 2007 11:15 am

Đàn chỉ luận - LUẬN QUẠT CHẢ
QUẠT CÁI GÌ TRƯỚC
(phần hai)

(V) La thứ - Am.
Nếu mà nói về dễ chơi thì Mi thứ có lẽ vẫn dễ hơn, nhưng mà La thứ đối với đa phần trong chúng ta thì vì sao đó vẫn luôn gây được cảm giác “thân thiết ruột thịt” hơn, có thể vì cái âm giai có cùng tên gọi nó không bị “vênh”, tức là không cần phải thăng giáng nốt nào, mà liên quan tới việc tập tọe đọc nhạc của chúng ta thì cái này lại rất chi là quan trọng, tại vì nó sẽ dễ hẳn hơn, và thực tế thì đe’0 hiểu sao gái cũng rất hay thích hát la thứ... có thể tại nhiều trai đệm đàn như chúng ta thường hay dụ dỗ gái hát bằng la thứ để đánh cho nó dễ, lâu dần thành quen, chúng lại cứ tưởng la thứ là hay... hoặc là có thể, lúc một mình ở trong buồng, ngoài một số cái việc bậy bạ khác, chúng cũng tập tọe học đọc nhạc như chúng ta (?)...
xxx..Am
E||--0----------------||
B||--1(1)-------------||
G||--2(3)-------------||
D||--2(2)-------------||
A||--0----------------||
E||-------------------||

Trực quan thì thấy, La thứ có 02 ngón bấm giống y như Đô trưởng. Để chuyển từ Đô trưởng về La thứ, chỉ cần nhấc ngón đeo nhẫn lên và chuyển nó về phím 02 dây 03 (dây Son). Tất nhiên là ngón tay giữa trong trường hợp này, một cách tự nhiên sẽ hơi phải “di” một chút trên phím để “rộng chỗ” hơn cho ngón đeo nhẫn.

Bài tập 05:
xxx...Em..................Am................3x
E||---0----------------|--0-----------------||
B||---0----------------|--1-----------------||
G||*--0----------------|--2----------------*||
D||*--2----------------|--2----------------*||
A||---2----------------|--0-----------------||
E||---0----------------|--------------------||
xxx...1....2....3....4....1....2....3....4

Bài tập 06:
xxx...Am..................D.................3x
E||---0----------------|--2-----------------||
B||---1----------------|--3-----------------||
G||*--2----------------|--2----------------*||
D||*--2----------------|--0----------------*||
A||---0----------------|--------------------||
E||--------------------|--------------------||
xxx...1....2....3....4....1....2....3....4

Bài tập 07:
xxx...G...................Em
E||---3----------------|--0----------------|
B||---0----------------|--0----------------|
G||*--0----------------|--0----------------|
D||*--0----------------|--2----------------|
A||---2----------------|--2----------------|
E||---3----------------|--0----------------|
xxx...1....2....3....4....1....2....3....4

..Am..................D.................3x
--0----------------|--2-----------------||
--1----------------|--3-----------------||
--2----------------|--2----------------*||
--2----------------|--0----------------*||
--0----------------|--------------------||
-------------------|--------------------||
..1....2....3....4....1....2....3....4

..G
--3----------------||
--0----------------||
--0----------------||
--0----------------||
--2----------------||
--3----------------||
xx1....2....3....4

(VI) Mi trưởng – E.
xxx..E
E||--0----------------||
B||--0----------------||
G||--1(1)-------------||
D||--2(3)-------------||
A||--2(2)-------------||
E||--0----------------||

Bấm Mi trưởng giống y như bấm La thứ, chỉ khác là phải “dịch lên trên” một dây. Hoặc là giống như Mi thứ chỉ có điều là phải bấm thêm ngón trỏ vào phím 01 dây 03.

Bài tập 08:
xxx...E...................Am................3x
E||---0----------------|--0-----------------||
B||---0----------------|--1-----------------||
G||*--1----------------|--2----------------*||
D||*--2----------------|--2----------------*||
A||---2----------------|--0-----------------||
E||---0----------------|--------------------||
xxx...1....2....3....4....1....2....3....4

Bài tập 09:
xxx...E...................D.................3x
E||---0----------------|--2-----------------||
B||---0----------------|--3-----------------||
G||*--1----------------|--2----------------*||
D||*--2----------------|--0----------------*||
A||---2----------------|--------------------||
E||---0----------------|--------------------||
xxx...1....2....3....4....1....2....3....4

(VII) La trưởng – A.
Có 02 kiểu thường dùng để bấm La trưởng.
Kiểu 01
xxx..A
E||--x----------------||
B||--2(1)-------------||
G||--2(1)-------------||
D||--2(1)-------------||
A||--0----------------||
E||-------------------||

Kiểu 02
xxx..A
E||--0----------------||
B||--2(3)-------------||
G||--2(2)-------------||
D||--2(1)-------------||
A||--0----------------||
E||-------------------||

Và cả 02 kiểu đều có những ưu điểm nhất định trong những tình huống khác nhau và với các “cấu hình” thân thể khác nhau. Nếu mà tay chân chúng ta thon thả, thì kiểu bấm thứ 02 nói chung không phát sinh vấn đề gì, nhưng nếu ta thuộc hàng “múp míp” thì việc “nhét” 03 ngón liền vào một phím không phải là lúc nào cũng không gây “va quệt”. Với kiểu bấm thứ nhất, trên tab chúng ta nhận thấy ở dây 01 có chữ “x”, đấy là vì, bấm kiểu này rất khó “nhả” hẳn được dây 01 để chơi dây buông, mà bấm cho nó kêu thì lại là nốt sai (nốt fa thăng, chả liên quan đe’0 gì đến hợp âm La trưởng), cho nên, ngón trỏ tay trái phải hơi ưỡn ngược lên (y như là gái vậy) ở chỗ đốt thứ nhất kể từ đầu ngón tay, vừa đủ để “bịt mồm” dây thứ nhất, tức là chặn nhẹ để cho nó bị câm. Còn nếu bấm theo kiểu 02, hãy hơi xoay cổ tay đi một chút, bấm sẽ dễ hơn.

Bài tập 10:
xxx...E...................A.................3x
E||---0----------------|--0-----------------||
B||---0----------------|--2-----------------||
G||*--1----------------|--2----------------*||
D||*--2----------------|--2----------------*||
A||---2----------------|--0-----------------||
E||---0----------------|--------------------||
xxx...1....2....3....4....1....2....3....4

Bài tập 11:
xxx...A...................D.................3x
E||---0----------------|--2-----------------||
B||---2----------------|--3-----------------||
G||*--2----------------|--2----------------*||
D||*--2----------------|--0----------------*||
A||---0----------------|--------------------||
E||--------------------|--------------------||
xxx...1....2....3....4....1....2....3....4

Bài tập 12:
xxx...A...................D
E||---0----------------|--2----------------|
B||---2----------------|--3----------------|
G||*--2----------------|--2----------------|
D||*--2----------------|--0----------------|
A||---0----------------|-------------------|
E||--------------------|-------------------|
xxx...1....2....3....4....1....2....3....4

..E...................A.................3x
--0----------------|--0-----------------||
--0----------------|--2-----------------||
--1----------------|--2----------------*||
--2----------------|--2----------------*||
--2----------------|--0-----------------||
--0----------------|--------------------||
xx1....2....3....4....1....2....3....4

HURRAY!... như vậy là bạch tuyết đã làm thịt được 07 chú lùn đầu tiên, dễ dàng nhất, tiện dụng nhất... và quan trọng là đã có thể dùng chúng chúng để chơi “rất rất” nhiều bài... hãy nắm vững chúng, càng nhanh càng tốt. Tóm tắt thêm một lần nữa, 07 chú lùn là:
Em........C.........G.........D
||||||....||||*|....||||||....||||||
|**|||....||*|||....|*||||....|||*|*
||||||....|*||||....*||||*....||||*|
||||||....||||||....||||||....||||||
023000....x32010....320004....xx0132
x...................210003

Am........E.........A
||||*|....|||*||....||||||
||**||....|**|||....||***|
||||||....||||||....||||||
||||||....||||||....||||||
x02310....023100....x01230
x...................x0111x

Còn sau đây là 03 “Bài kiểm tra” cuối cùng, nếu có thể hoàn thành chúng một cách “trơn tru” thì coi như chúng ta đã nắm được 07 hợp âm mở “quan trọng” đầu tiên.
Bài kiểm tra 01:
xxx...G......................Em
E||---3----3----3----3----|--0----0----0----0----|
B||---0----0----0----0----|--0----0----0----0----|
G||*--0----0----0----0----|--0----0----0----0----|
D||*--0----0----0----0----|--2----2----2----2----|
A||---2----2----2----2----|--2----2----2----2----|
E||---3----3----3----3----|--0----0----0----0----|

..C......................D
--0----0----0----0----|--2----2----2----2-----||
--1----1----1----1----|--3----3----3----3-----||
--0----0----0----0----|--2----2----2----2----*||
--2----2----2----2----|--0----0----0----0----*||
--3----3----3----3----|-----------------------||
----------------------|-----------------------||

..G
--3----3----3----3----|| (*)
--0----0----0----0----||
--0----0----0----0----||
--0----0----0----0----||
--2----2----2----2----||
--3----3----3----3----||
(*) Lưu ý là ngoại trừ một số trường hợp hãn hữu, nói chung tab trên internet sẽ không có nhịp đi kèm như chúng ta đã sử dụng từ đầu đến giờ (dòng có ghi 1..2..3..4 ở dưới cùng), vì kể cả dùng cách ghi nhịp như vậy, thì cũng khó mà thể hiện bản nhạc được một cách đầy đủ như là sử dụng khuông nhạc thông thường, hơn nữa, gần như mặc định là tab phải được dùng chung với bản ghi audio.
Bài kiểm tra 02:
xxx...G......................Em
E||---3----3----3----3----|--0----0----0----0----|
B||---0----0----0----0----|--0----0----0----0----|
G||*--0----0----0----0----|--0----0----0----0----|
D||*--0----0----0----0----|--2----2----2----2----|
A||---2----2----2----2----|--2----2----2----2----|
E||---3----3----3----3----|--0----0----0----0----|

..Am.....................D
--0----0----0----0----|--2----2----2----2-----||
--1----1----1----1----|--3----3----3----3-----||
--2----2----2----2----|--2----2----2----2----*||
--2----2----2----2----|--0----0----0----0----*||
--0----0----0----0----|-----------------------||
----------------------|-----------------------||

..G
--3----3----3----3----||
--0----0----0----0----||
--0----0----0----0----||
--0----0----0----0----||
--2----2----2----2----||
--3----3----3----3----||
Bài kiểm tra 03:
xxx...A......................D
E||---0----0----0----0----|--2----2----2----2----|
B||---2----2----2----2----|--3----3----3----3----|
G||*--2----2----2----2----|--2----2----2----2----|
D||*--2----2----2----2----|--0----0----0----0----|
A||---0----0----0----0----|----------------------|
E||-----------------------|----------------------|

..E......................A
--0----0----0----0----|--0----0----0----0-----||
--0----0----0----0----|--2----2----2----2-----||
--1----1----1----1----|--2----2----2----2----*||
--2----2----2----2----|--2----2----2----2----*||
--2----2----2----2----|--0----0----0----0-----||
--0----0----0----0----|-----------------------||

Ha ha... bây giờ thì đã có thể thỏa mãn ngay cả “...a’nh ơi, pao uơ ốp lốp dê trưởng a’nh nhá...” (anh ơi, “power of love”, rê trưởng anh nhá)

Kỳ sau: “LUẬN QUẠT CHẢ - QUẠT NHANH QUẠT CHẬM”
Về Đầu Trang Go down
http://ctm2k49.allgoo.us
lc3b3r9
Admin
Admin
lc3b3r9


Tổng số bài gửi : 268
Age : 37
Registration date : 13/05/2007

Thông tin nhân vật
Địa chỉ nhà: Việt Nam
Sở thich: Draw, Game, Music, etc

cai nay minh tim duoc thay hay hay post cho anh em doc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: cai nay minh tim duoc thay hay hay post cho anh em doc   cai nay minh tim duoc thay hay hay post cho anh em doc Icon_minitimeTue Jun 26, 2007 11:16 am

Đàn chỉ luận - LUẬN QUẠT CHẢ
QUẠT NHANH QUẠT CHẬM
(phần một)

Ở trên đời cái gì cũng đều lặp đi lặp lại, từ những thứ vĩ mô nhất như vũ trụ, mặt trời, mặt trăng, quả đất... cho đến những thứ bé tí, như là cái kim đồng hồ... từ những thứ hoành tráng cao cả đẹp đẽ sảng khoái nhất như là “nguyệt chiếu bình sa hạ dạ sương”, cho đến những thứ tầm thường hạ tiện khó chịu nhất, ví dụ như là con bạn gái hiền hậu của chúng ta đé0 hiểu sao tháng nào cũng có mấy ngày bẳn gắt như chó...
Lại nữa... ở trên đời cái gì cũng được chọn dần ra, từ những cái hay ho nhất cho đến những cái ngớ ngẩn nhất. Như lúc đầu, chúng ta có biết nói đé0 đâu... rồi đến khi biết thì đa phần toàn là nói lảm nhảm, hết nói lảm nhảm thì mới bắt đầu nói năng bình thường, rồi văn chương mới được “chọn” ra từ cái nói năng bình thường, rồi thì đến lượt văn chương cũng lại được mang chặt khúc ra, thêm vần điệu, niêm luật vào, mới thành thơ phú... được cái may là văn chương thơ phú thì nói chung ai cũng đều công nhận nó là cái hay ho, giá mà cái gì cũng được như thế thì quý quá, nhưng mà chán là có một số thứ, ví dụ như là gái chẳng hạn, thì nó lại đé0 được như thế, thuở còn hỗn mang, tất cả đều là freeware, đé0 ai phải đi đẽo gái, mà gái thì đứa nào cũng ngoan ngoãn dễ bảo cứ y như là cừu vậy... xong rồi đé0 hiểu là chọn lọc cái kiểu gì, thành ra bây giờ chúng ta thì phải ngồi bầy toàn những cái khổ nhục kế với nhau như thế này, còn gái thì ngày càng tai quái hư hỏng biến thái, đé0 còn biết đằng nào mà lần nữa...
Cũng còn may là nhạc nó lại có vẻ giống với văn chương thơ phú hơn, nói gì thì “cầm, kỳ, thi, họa” nó vẫn đi với nhau. Thì lúc đầu, chúng ta có biết hát đé0 đâu, toàn là hú hét lăng nhăng, được một thời gian hú hét nhiều thì giỏi dần lên, bắt đầu biết hú hét một cách “du dương” hơn, ví dụ như là “ố ố ô...”, “nà nà nà...” hay “âu iế...”, rồi sau đó chắc là có một hai chú hay là cô tổ tiên nào đấy trong lúc hưng phấn đé0 chịu được mới hú mẹ nó thành lời, thế là thành biết hát... âm nhạc đã ra đời như thế. Và như đã nói ở trên, đã là một thứ ở trên đời thì nó cũng bị chi phối bởi tính chất lặp đi lặp lại, cho nên dù cho chúng ta chỉ định chơi theo bảng tab, hoặc chỉ định nghe và bắt chước, thì một cách bản năng hay cố ý, chúng ta vẫn phải có một hình dung cơ sở về “nhịp”.
Một bài hát nếu chia to, có thể chia thành nhiều câu hát, nhớ là câu hát thì trừ trường hợp trùng lặp, còn không thì nó không được giống như câu văn đầy đủ, ví dụ “một màu xanh xanh” thì là một câu hát, nhưng chưa phải là một câu văn đầy đủ, còn nếu chia nhỏ nữa thì thành từng ca từ, và một ca từ thì lại cũng có điểm không giống như là một từ theo nghĩa thông thường. Ví dụ, đé0 ai lại đi viết một câu văn là “...không mang nổi trái-ai tím-im một con-òn ngươi-ười...”, thế mà đé0 hiểu sao thanh lam của chúng ta đến lúc về già đổ đốn lại rất hay thích hát cái kiểu “dày vò câu từ” như vậy. Tức là một ca từ nếu không thuộc loại “cộc lốc” thì vẫn có thể chia nhỏ tiếp ra cho đến mức còn một đơn âm. Một đơn âm như “không”, “mang”, “nổi”, “im”, “ười”... ở trên, ngoài chuyện liên quan đến lời của bài hát thì về khía cạnh âm thanh, nó được đăc trưng bởi (1) kiểu âm thanh (2) cường độ (3) cao độ (4) trường độ. Vì sao mà guitar của chúng ta thì kêu “tưng tưng”, sex xô phôn thì “tè te”, còn đàn tờ rưng thì lại cứ “bong bong”, vì sao giọng hát của chúng ta thì ấm áp truyền cảm, còn giọng gái thì vừa chua vừa choe chóe cực kỳ chói tai... đấy là do “kiểu âm thanh” khác nhau. Nếu vẽ ra thì sóng âm nào cũng có dạng hình sin, nhưng mỗi kiểu âm thanh thì lại vẽ cái hình sin ấy theo một trường phái loằng ngoằng dun dế khác nhau. Còn vì sao những cái lúc “em nhớ anh lắm... - ờ ờ... anh cũng thế... sao cái này chật thế...” thì chỉ có 02 người nghe thấy còn những cái lúc “...ối dồi ôi... sao mà tôi khổ thế này...” thì cả làng cả xóm đều nghe... thì đấy là do cường độ âm thanh khác nhau. Cái âm thanh “ối dồi ôi...” ở ví dụ vừa rồi trên đồ thị hình sin sẽ có biên độ rộng hơn, tức là nhô lên cao hơn và tụt xuống thấp hơn, nhân thể nói thêm về vai trò quan trọng của cường độ âm thanh, ở vào một số ngữ cảnh tế nhị khác, với một biên độ thật nhỏ thôi, cũng là “ối dồi ôi...” nhưng nghe cực thích, không hề khó chịu như ở ví dụ trên. Còn chuyện hát sắc màu trần tiến đến cái đoạn chuyển tông ở cuối, gái thì vẫn tiếp tục hát là “một đêm nhớ nhớ...”, còn chúng ta thì lại chuyển thành “một đêm ặc ặc...”... thì không phải là do quên lời mà là do cao độ. Hình sin của “nhớ nhớ” sẽ ngắn hơn của “ặc ặc”, tức là có tần số cao hơn, mà tần số cao quá thì giọng ấm áp truyền cảm của chúng ta lại đé0 lên được. Vấn đề cuối cùng, cũng là vấn đề muốn bàn ở đây, là “trường độ” thì chúng ta sẽ tiếp tục xem xét chi tiết, và theo một phong cách “học thuật” hơn.

Cầm, kỳ, thi, họa... có vẻ như những cái môn này lúc đầu đều có xuất phát từ những cảm giác bản năng gốc của chúng ta. “Nhịp” là một yếu tố tạo nên “cầm” nên chắc là nó cũng như vậy. Tìm hiểu phát xem sao... bây giờ chúng ta hãy thử vừa hát một cách chân phương (không đàn, không thể hiện “ca đoạn”), vừa lấy bàn chân đánh nhịp đều đều (không cố tình dậm dật ngắt quãng)... 03 đoạn mà chắc là mọi người đều biết như sau:
“Một đêm bước chân về gác nhỏ... chợt nhớ đóa hoa tường vi... bàn tay ngắt hoa từ phố nọ... giờ đây đã quên vườn xưa...”
“Ngoài hiên mưa rơi rơi... lòng ai như chơi vơi... người ơi nước mắt hoen mi rồi...”
“Gọi nắng... trên vai em gầy... đường xa áo bay... nắng qua mặt buồn... làm ong bướm say...”
Với một xác suất tương đối lớn, thì theo cảm nhận, mỗi nhịp chân của chúng ta, mặc dù không chủ ý, một cách tự nhiên, trong cả 03 trường hợp, sẽ trùng với một nốt đen trong bản nhạc (“vẽ” trong bản nhạc là một hột màu đen, có một cái cần chổng lên trời hoặc chổng xuống đất).
Bây giờ hãy dùng chân “đánh” nhịp một cách “nhiều cảm xúc” hơn một chút, không đều đều nữa mà có phân biệt dậm mạnh, dậm nhẹ hẳn hoi. Ở ví dụ thứ nhất, hãy theo chu kỳ “mạnh - nhẹ / mạnh – nhẹ...” tức là “một mạnh, một nhẹ” với dậm mạnh đầu tiên vào từ “đêm” là từ thứ hai ở đầu câu (nếu cảm nhận của chúng ta rơi vào trường hợp xác suất thấp thì ở bước này hãy “điều chỉnh” luôn sao cho dậm mạnh thứ hai rơi vào từ “gác” là từ thứ sáu tính từ đầu câu). Ở ví dụ thứ hai, hãy theo chu kỳ “mạnh – nhẹ - nhẹ / mạnh – nhẹ - nhẹ...” tức là “một mạnh, hai nhẹ” với dậm mạnh đầu tiên vào từ “hiên” cũng là từ thứ hai ở đẩu câu (điều chỉnh dậm mạnh thứ hai rơi vào từ “rơi” thứ hai, là từ thứ năm từ đầu câu). Còn ở ví dụ thứ ba, hãy theo chu kỳ “mạnh – nhẹ - nhẹ - nhẹ / mạnh – nhẹ - nhẹ - nhẹ...” tức là “một mạnh, ba nhẹ” với dậm mạnh đầu tiên vào từ “nắng” cũng là từ thứ hai ở đầu câu (điều chỉnh dậm mạnh thứ hai rơi vào từ “gầy” là từ thứ sáu từ đầu câu).

Kết quả cuối cùng như sau:
Nhịp đều đều “mạnh – nhẹ / mạnh – nhẹ...” với nhịp mạnh “phân bố” như sau (từ ở trong dấu ngoặc là đúng vào nhịp mạnh):
“Một (đêm) bước chân về (gác) nhỏ chợt (nhớ) đóa hoa tường (vi) bàn (tay) ngắt hoa từ (phố) nọ giờ (đây) đã quên vườn (xưa)...”

Nhịp đều đều “mạnh – nhẹ - nhẹ / mạnh – nhẹ - nhẹ...” với nhịp mạnh phân bố như sau:
“Ngoài (hiên) mưa rơi (rơi) lòng (ai) như chơi (vơi) người (ơi) nước (mắt) hoen mi (rồi)...”

Nhịp đều đều “mạnh – nhẹ - nhẹ - nhẹ / mạnh – nhẹ - nhẹ -nhẹ...” với nhịp mạnh phân bố như sau:
“Gọi (nắng) trên vai em (gầy) đường xa áo bay (ngay trước từ “nắng” – nhịp mạnh, cất chân lên thì hát “nắng”) nắng qua mặt buồn làm ong bướm (say)...”

Với bài test “thử cảm nhận” trên đây, thực chất chúng ta đã làm quen với những vấn đề cơ bản nhất như sau:

(1) Nốt đen
Một nốt nhạc kéo dài “một cái nhịp chân” như chúng ta vừa làm ở trên tính là một nốt đen. Trên bản nhạc là một “hột” đen có một cái “cần” chổng lên hoặc chổng xuống.
Để hình dung thực tế, hãy thực hiện bài tập sau. Nhịp chân theo cách chúng ta đã nhịp ở “ngoài hiên...”, giữ nhịp không đổi, bắt đầu đếm theo thành tiếng “một hai ba, một hai ba, một hai ngoài, hiên mưa rơi, một hai ba” – tất cả “ngoài” “hiên” “mưa” “rơi” đều là một nốt đen.

(2) Nốt tròn
Một nốt nhạc kéo dài “bốn cái nhịp chân” thì tính là một nốt tròn. Theo cách “cảm nhận nhịp” như vừa làm thì chúng ta bắt đầu từ nốt đen tại vì nó đúng bằng một cái nhịp chân. Còn theo cách đặt tên, thì người ta bắt đầu từ nốt tròn, gọi nốt tròn là “nốt”, còn nốt đen bằng một phần tư nốt tròn nên gọi là “nốt một phần tư”. Trên bản nhạc, nốt tròn là một hột trắng, nhưng chỉ là hột không, không có bất kỳ một cái cần nào.
Hình dung: hãy nhịp chân theo cách chúng ta đã nhịp ở đoạn “gọi nắng...” trên, giữ nguyên nhịp chân không thay đổi, vừa nhịp vừa đếm theo thành tiếng “một hai ba bốn, một hai ba bốn, một hai ba gọi, nắng hai ba trên vai em, gầy hai ba bốn, một hai ba gọi, nắng...ắng...ắng...ắng, một hai ba bốn” – quả “nắng... ắng...ắng...ắng” cuối cùng chính là một nốt “nắng” “tròn”.

(3) Nhịp 2/4, 3/4, 4/4...
Một bài hát theo nhịp nào, thì nó là lựa chọn của người nhạc sĩ, phụ thuộc vào cái mà họ muốn thể hiện, và cái cách mà họ muốn dùng để thể hiện... và đấy là việc của họ... còn việc của chúng ta là phải chơi cái bài của họ cho nó đúng nhịp, hoặc có định biến báo đi nữa thì cũng không được sai khác nhiều quá. Cụ thể, khi nhìn vào bản nhạc in, ta sẽ thấy ở ngay đầu khuông nhạc đầu tiên bao giờ cũng có một cái phân số 2/4, 3/4, 4/4, 6/8... hoặc một cái chữ giống như chữ “C” to... chữ “C” cũng tương đương với 4/4, còn các “phân số” thì ý nghĩa như sau.
Theo bài tập nhịp chân mà chúng ta vừa làm, thì khoảng kéo dài từ một “dậm mạnh” cho đến “dậm mạnh” tiếp theo sẽ gọi là một “nhịp”. Còn mỗi dậm mạnh hoặc dậm nhẹ trong một nhịp như vậy sẽ gọi là một “phách”.
Theo cách ghi “phân số” thì “tử số” bằng với số phách trong một nhịp, ở “một đêm bước chân về...” thì mỗi nhịp có 2 phách, ở “ngoài hiên mưa rơi rơi...” thì mỗi nhịp 3 phách, còn “gọi nắng...” thì mỗi nhịp 4 phách.
Còn mẫu số thì là số dùng để xác định trường độ (là thời gian “ngân dài”) mỗi phách, theo công thức “trường độ mỗi phách = trường độ nốt tròn chia cho mẫu số”. Ví dụ ở “một đêm bước chân về...” thì trường độ mỗi phách của ta bằng một nhịp chân, tức là một nốt đen, bằng một phần tư nốt tròn, tức là bằng nốt tròn chia cho 4, mẫu số sẽ là “4”, bài này theo nhịp 2/4, tương tự thì “ngoài hiên...” là 3/4, còn “gọi nắng...” thì là 4/4...

(còn tiếp...)
Về Đầu Trang Go down
http://ctm2k49.allgoo.us
lc3b3r9
Admin
Admin
lc3b3r9


Tổng số bài gửi : 268
Age : 37
Registration date : 13/05/2007

Thông tin nhân vật
Địa chỉ nhà: Việt Nam
Sở thich: Draw, Game, Music, etc

cai nay minh tim duoc thay hay hay post cho anh em doc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: cai nay minh tim duoc thay hay hay post cho anh em doc   cai nay minh tim duoc thay hay hay post cho anh em doc Icon_minitimeTue Jun 26, 2007 11:16 am

Đàn chỉ luận - LUẬN QUẠT CHẢ
QUẠT NHANH QUẠT CHẬM
(phần hai)

(4) Nốt trắng
Đến đây chúng ta đã hình dung được là một nốt đen là nốt “ngân dài” bằng một nhịp chân “thông thường”, và để cho dễ tiếp cận, ta hãy coi đây như là “một đơn vị đo nhịp”. Tương tự như một đơn vị của hệ thập phân là “một”. Cũng như ở hệ thập phân, chúng ta không biểu diễn hai lần một là “một và một” mà là “hai”, thì ở đây, chúng ta cũng không thể hiện một nốt “ngân dài” bằng hai lần nốt đen bằng cách viết 02 nốt đen mà dùng một “nốt trắng” (hay nốt một nửa – vì “ngân dài” bằng nửa nốt tròn). Nếu nốt đen là “một” thì nốt trắng là “hai”. Trong bản nhạc in nốt trắng được “vẽ” bằng một hột trắng và cũng có cần chổng lên hoặc chổng xuống.
Hình dung: nhịp chân theo cách chúng ta đã nhịp ở “ngoài hiên...”, giữ nguyên nhịp chân không đổi, vừa nhịp vừa đếm theo thành tiếng “một hai ba, một hai ba, một hai ngoài, hiên mưa rơi, rơi hai lòng, ai như chơi, một hai ba, một hai ngoài, hiên mưa rơi, rơi...ơi lòng, một hai ba” – quả “rơi..ơi” chính là một nốt “rơi” “trắng”.

(5) Nốt móc đơn
Nếu nốt đen của chúng ta giống như là “một” thì nốt móc đơn là “một phần hai”. Nốt móc đơn “ngân dài” bằng nửa nốt đen tức là “ngân dài” bằng một phần tám nốt tròn, nên còn gọi là nốt một phần tám. Trên bản nhạc in, nốt móc đơn được “vẽ” bằng một hột đen có một cái cần chổng lên hoặc chổng xuống, ở đầu cái cần có một cái “ngoằng” hoặc một gạch ngang nối với cần của một (hoặc hai) nốt lân cận.
Hình dung: ở dưới đây, viết (lên) là lúc bàn chân ngóc lên, (xuống) là lúc bàn chân dậm xuống, nhịp chân theo cách chúng ta đã nhịp ở “gọi nắng...”, giữ nguyên nhịp chân không đổi, vừa nhịp vừa đếm theo thành tiếng “một hai ba bốn, một hai ba bốn,(xuống)một (lên)đường (xuống)đi (lên)suốt (xuống)mùa (lên)nắng (xuống)lên (lên)thắp, (xuống)đầy hai ba bốn, một hai ba bốn” – tất cả “đường” “đi” “suốt” “mùa” “nắng” “lên” “thắp” đều là nốt móc đơn.

(6) Nốt móc kép
Nếu nốt móc đơn là một phần hai thì móc kép là “một phần tư”. Nốt móc kép “ngân dài” bằng nửa nốt móc đơn, bằng một phần tư nốt đen, và bằng một phần mười sáu nốt tròn, cho nên còn gọi là nốt một phần mười sáu. Trên bản nhạc in, nốt móc kép được “vẽ” bằng một hột đen có một cái cần chổng lên hoặc chổng xuống, ở đuôi cái cần có hai cái “ngoằng” hoặc hai cái gạch ngang nối với cần của một (hoặc hai) nốt lân cận.
Hình dung: hát một đoạn ở bài “phôi pha” là “ôm lòng đêm nhìn vần trăng mới về...”, hãy nhịp chân giống như đã nhịp chân ở “ngoài hiên...”, giữ nguyên nhịp chân không đổi, vừa nhịp vừa đếm theo thành tiếng “một hai ba, một hai ba, một hai (xuống)ôm (lên)lòng, (xuống)đêm...(xuống)êm (lên)nhìn vầng (xuống)trăng (lên)mới, (xuống)về hai ba, một hai ba” – nếu chúng ta giữ được nhịp chân không đổi thì “nhìn” và “vầng” chính là hai nốt móc kép.

(7) Nốt móc... cao hơn
Ở ví dụ đếm nhịp chân trên, ta đã thấy nốt móc kép đã là “nhanh” lắm rồi, tuy nhiên, nếu cần thiết, thì tùy nhu cầu thể hiện có thể sử dụng cả những nốt “nhanh” hơn nữa là nốt móc ba (ba ngoằng hoặc ba gạch ở đuôi) “ngân dài” bằng nửa nốt móc kép, hay nốt móc bốn (bốn ngoằng hoặc bốn gạch) “ngân dài” bằng một phần tư nốt móc kép... tuy nhiên nếu mà chỉ lấy nhạc Trịnh mà làm ví dụ như chúng ta đang làm thì chắc đé0 thể nào mà tìm thấy mấy cái nốt này, muốn thử, chắc phải chuyển sang chơi flamenco...
Còn những nốt “nhanh” hơn nữa, nếu có nghe thấy đi nữa, chắc là cũng đé0 thể nào mà phân biệt được...

(Cool Chấm dôi
Để làm cho con guitar của chúng ta kêu được một nốt, ta phải bấm một phím trên đàn (hoặc chọn một dây buông), gảy dây đang bấm (hoặc dây buông đã chọn), dây đàn sẽ bắt đầu kêu. Dây đàn sẽ kêu cho đến khi (một cách tự nhiên) tự “hết hơi”, tức là cho đến khi dây không còn dao động nữa, hoặc cho đến khi (một cách nhân tạo) ta nhấc ngón bấm lên (hoặc lấy tay chặn nó lại). Dùng cơ chế như trên, và theo cách nhịp chân, chúng ta đã có thể chơi các nốt móc kép, móc đơn, nốt đen, nốt trắng, nốt tròn. Tuy nhiên, vẫn có những nốt “ngân dài” một khoảng lửng lơ ở giữa các nốt mà ta đã biết. Ví dụ, bây giờ nhạc sĩ muốn thể hiện một nốt “ngân dài” ba phách, tức là ba nốt đen liên tiếp, hoặc một nốt trắng một nốt đen, hoặc một nốt đen một nốt trắng, nhưng mà nếu chép vào khuông nhạc riêng ra như thế, nhìn kiểu gì nó cũng không phải là một nốt, trong khi thực chất nó lại chỉ là một nốt thôi... thế thì biết làm thế đé0 nào... Dấu “chấm dôi” sẽ được sử dụng trong trường hợp này. Dấu này được sử dụng để thể hiện những cái nốt có độ dài “một rưỡi” kiểu như ở ví dụ trên. Đặt dấu chấm dôi (có hình dạng như một dấu chấm câu thông thường) ngay sau một nốt nhạc (ngang hàng với cái hột), sẽ được một nốt “ngân dài” gấp rưỡi nốt nhạc ấy. Trong trường hợp ví dụ một nốt “ngân dài” ba phách của chúng ta, chỉ cần “vẽ” một nốt trắng với một dấu chấm ngay đằng sau, ngang hàng với cái hột.

(9) Dấu nối
Với các nốt nhạc cơ sở và dấu chấm dôi, có thể nói ta đã có thể thể hiện được một nốt nhạc với bất kỳ kiểu “ngân dài” “ngân ngắn” nào. Ngon quá, đã có thể mang bản nhạc ra tập tọe đú đởn với gái rồi... Thì các nhạc gia tiền bối lúc đầu cũng nghĩ y như thế, thì là giỏi nhạc mẹ nó rồi, thế mà đến lúc đú một hồi thì lại có mấy chỗ gái hát mà các tiền bối cũng đé0 biết là phải chép ra như thế nào nữa... Vấn đề nó là ở chỗ, đã xác định được một nhịp là 2, 3 hay 4... phách rồi thì nếu không có đảo nhịp đảo phách gì, thì chép kiểu gì cũng phải tìm cách “nhét” các nốt cho nó chui gọn vào từng khoang nhịp 2, 3 hay là 4... phách, đé0 thể nào mà lại đi “vẽ” một cái nốt vào đúng chỗ cái gạch dọc ở giữa hai “khoang” được. Nhưng mà bây giờ muốn hát là “gọi nắng trên vai em gầy đường xa áo bay”, từ chỗ bắt đầu một nhịp là chữ “gầy” đến hết chữ “áo” đã sài mẹ hết hai phách, bài này nhịp 4/4, tức là ở “khoang” này chỉ còn hai phách nữa là chuyển sang nhịp kế tiếp, thế mà cái chữ “bay” chúng ta lại muốn “ngân dài” không phải là hai, mà là ba phách chẳng hạn... ở trên vừa mới nói là nếu mà nốt “ngân dài” ba phách thì ta dùng một nốt trắng chấm dôi, nhưng mà như đã nói, ở cái “khoang” đang chép lại chỉ còn mỗi hai phách, nên một nốt trắng chấm dôi đé0 thể nào mà nhét hết vào đấy được... thế thì biết làm thế đé0 nào... thế thì các tiền bối mới nghĩ thêm ra một cái “còng còng” hơi vòng lên trên dùng để nối hai nốt (hai hột) lân cận trong những trường hợp như thế. Rơi vào tình huống như trên, chúng ta sẽ thấy trên bản nhạc có một nốt trắng ở cuối khoang trước, một nốt đen (cùng cao độ - trên cùng một hàng) ở đầu khoang sau, và một cái đường hơi còng còng lên trên nối hai nốt (hai hột) này.

(10) Dấu lặng
Cả cái nốt “gối nhịp” cũng đã sử lý được rồi, thế là các tiền bối lại hý hửng đi đú với gái, được một hồi thì lại tiếp tục sinh chuyện... hóa ra lúc đầu đé0 chịu để ý, là nếu mà cứ chép một bản nhạc với nốt nọ kế tiếp nốt kia liền tù tì thì về nguyên tắc là nốt này tắt thì nốt kia phải kêu ngay... nhưng mà thế thì thành ra bài đé0 nào cũng phải hát một hơi à, thế thì kể cả là ngực nở như ngực gái (là kỳ vọng thế) cũng lấy đé0 đâu ra đủ hơi mà hát, hơn nữa thiếu gì lúc hơi vẫn thừa, nhưng chỗ đấy đé0 muốn hát... thế thì biết làm thế đé0 nào... thế là các tiền bối mới nghĩ thêm ra các nốt “câm” để ghi vào bản nhạc, nốt “câm” cũng là một nốt nhưng mà đé0 kêu, cũng như một “người mỹ trầm lặng” thì cũng vẫn tính là một con người chứ đé0 phải là con vật. Cái bối cảnh mà vợ thì nói, chồng thì câm mẹ đé0 dám nói... thường được các nhà văn nam giới diễn đạt trong chuyện là “anh im lặng không tranh luận” hoặc “anh chỉ ngồi lặng lẽ”... cho nên, nốt nhạc “câm” cũng được gọi là dấu “lặng”. Vợ nói dài bao nhiêu thì anh phải “ngồi lặng lẽ” cũng dài bấy nhiêu, nên nốt nhạc có bao nhiêu kiểu “ngân dài” thì dấu lặng cũng có đủ bấy nhiêu kiểu “im lặng dài”. Trên bản nhạc in, những gì hay nằm cùng “khu vực” với các nốt nhạc nhưng không phải là chấm dôi hay dấu nối thì nói chung đều là dấu lặng. Hột vuông nho nhỏ bị đè dưới dòng kẻ giữa khuông nhạc là lặng bốn phách, cũng hột đấy mà cưỡi được lên trên dòng kẻ này là lặng hai phách, con giun loằng ngoằng ngăn ngắn beo béo (nhớ phân biệt với một con khác cũng loằng ngoằng nhưng dài mà không béo – đấy là thứ khác) nằm theo chiều dọc là lặng đen một phách, hơi giống số bảy là lặng đơn nửa phách, còn những thứ trông như bàn chải đánh răng thì tùy vào số “lông” bàn trải mà tính phách, hai lông thì chia đôi lặng đơn, ba lông thì chia bốn...
À mà “hát” dấu lặng thì “anh chỉ ngồi lặng lẽ”, còn chơi dấu lặng trên guitar thì hoặc là dùng tay phải chặn nhẹ vào cái dây đang kêu, hoặc là hơi nhấc ngón tay trái đang bấm cái nối đang cần “lặng”, sao cho ngón này vẫn còn chạm vào dây (hơi chạm vào thôi, không phải là nhấc lên rồi lại bấm lại – im hẳn, chứ đã im rồi lại cãi là dễ bị ăn tát đấy).

(11) Chùm 03 nốt
Chúng ta hãy thử nhịp chân lại một lần nữa “một đêm bước chân về gác nhỏ...”, từ ở trong ngoặc là đúng lúc chân chúng ta nhịp xuống.
“Một (đêm) (bước) chân về (gác) nhỏ...”
Bài này nhịp 2/4, nốt “đêm” ngân dài một phách, 03 nốt “bước” “chân” “về” cộng lại cũng phải “bằng” đúng một phách, và chúng ta cũng rất muốn hát “đều” ba cái nốt ấy trong một phách. Nhưng mà như thế thì lại phát sinh một vấn đề có xuất phát điểm đơn thuần là toán học, đấy là “một đé0 thể nào mà chia hết cho ba được”... tức là toán học chứng minh là đé0 thể hát “đều” ba nốt trong một phách được... may mà nhạc đé0 cần phải chính xác chi li như là toán, nên là hoàn toàn có thể “xân xiu” một chút cũng không sao, nhưng mà hát thì xân xiu được, chứ còn viết ra thì như thế đé0 nào, dùng nốt đé0 nào mà viết, chả nhẽ dùng móc đơn móc kép viết thừa hoặc thiếu phách rồi mở ngoặc là “xân xiu”... cho nên ở đây phải sử dụng chùm ba nốt, là ba nốt liền nhau với một (như ở trường hợp trên), hai (nếu phải hát 3 nốt trong nửa phách) hoặc ba (ba nốt trong một phần tư phách)... gạch ngang nối ba cái cần với nhau, kèm theo một số “3” nho nhỏ ở trên (hoặc ở dưới nếu ba cái cần quay xuống).

Trên đây là những vấn đề cơ bản liên quan đến chuyện nhịp phách. Nhưng mà cái này kể cả là thực hành nhịp chân, đếm mồm rồi chắc chúng ta cũng vẫn sẽ cảm thấy hơi “lùng bùng”, không được “thoải mái” lắm. Nên có lẽ cách tốt nhất để nắm được các vấn đề về nhịp, nhất là lại liên quan đến đàn guitar, là làm theo cách trong chủ đề “Quạt theo chiều gió”.

Kỳ sau: “LUẬN QUẠT CHẢ - QUẠT THEO CHIỀU GIÓ”
Về Đầu Trang Go down
http://ctm2k49.allgoo.us
lc3b3r9
Admin
Admin
lc3b3r9


Tổng số bài gửi : 268
Age : 37
Registration date : 13/05/2007

Thông tin nhân vật
Địa chỉ nhà: Việt Nam
Sở thich: Draw, Game, Music, etc

cai nay minh tim duoc thay hay hay post cho anh em doc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: cai nay minh tim duoc thay hay hay post cho anh em doc   cai nay minh tim duoc thay hay hay post cho anh em doc Icon_minitimeTue Jun 26, 2007 11:17 am

Đàn chỉ luận - LUẬN QUẠT CHẢ
QUẠT THEO CHIỀU GIÓ

Có một câu đố, hình như là ở trong phim “Huyết chiến tử cấm thành”... là “một đàn bà thì có bốn chân, một đàn ông thì có năm chân, thế một đàn bà cộng một đàn ông thì có bao nhiêu chân?”... trả lời là “nó sẽ là tám chân, tám chân rưỡi, tám chân, tám chân rưỡi...”. Thực ra, câu trả lời như vậy là đúng về nguyên tắc thôi, chứ ai cũng hiểu là mọi chuyện nó không chỉ giản dị như vậy, nguyên cả chín chân hoặc là tám chân trùm chăn đến bệnh viện, lại còn ngoẹo đầu ngoẹo cổ, đứt dây phanh... là những chuyện vẫn xảy ra hàng ngày... Quạt chả của chúng ta cũng y như vậy, về cơ bản thì nó cũng chỉ có quạt xuống và quạt lên, nhưng mà còn biến báo đi thì tạo ra không biết bao nhiêu là kiểu khác nhau... Người vào sau, nếu nhảy ngay vào cái đống “biến báo” này, nếu “ngộ” tính không cao thì sau một hồi sẽ không còn biết đâu mà lần, dễ bị lẫn lộn, hỏng tay cơ, tạo ra nhiều âm thanh lạ lùng... cho nên, cách tốt nhất là nên quay trở lại với những thứ khởi điểm, là những thứ cơ sở nhất.
Bởi vậy cho nên ở đây trước tiên sẽ giới thiệu những “mẫu quạt chả” cơ sở nhất, dùng để chơi loại nhịp cũng “cơ sở” nhất, chỉ có 02 phách một nhịp (2/4, 2/2...). Với mỗi mẫu cần tập chơi cho đến khi nghe thấy âm thanh phát ra hết sức tự nhiên và “lọt tai”, không lộn xộn, không tậm tịt, không có tiếng “mắc” dây... nhớ là dục tốc bất đạt, không cần phải vội vàng, nhiều thứ vội quá sẽ bị mất ngon...

Hãy vừa quạt chả vừa nhịp chân, mỗi nhịp chân là một phách, số 1, 2 ghi ở dưới tab ứng với “đầu phách”, là lúc nhịp bàn chân xuống (“tám”), dấu “&” ghi ở dưới tab là lúc ngóc bàn chân lên (“tám rưỡi”). Đấy là ký hiệu liên quan đến chân, còn đối với tay phải, chữ “X” (“Xờ”) ghi ở trên tab là “Xuống” - tức là quạt xuống, chữ “L” (“Lờ”) là “Lên” – tức là quạt lên. Bây giờ đã có thể bắt đầu bài tập đầu tiên.

Mẫu thứ nhất:
Đây là mẫu cơ sở nhất, chỉ cần quạt xuống, quạt lên, quạt xuống, quạt lên... tức là liên tục luân phiên “Xờ, Lờ, Xờ, Lờ”.
o||...X..L..X..L..||
E||---0--0--0--0--||
B||---1--1--1--1--||
G||---0--0--0--0--||
D||---2--2--2--2--||
A||---3--3--3--3--||
E||---3--3--3--3--||
o||...1..&..2..&..||

Tập với dãy hợp âm C-C-F-F-G7-G7-C-C-F-F-G7-G7-C
(*) tất cả các mẫu đều dùng dãy hợp âm này để tập thử, cho nên từ sau sẽ không nhắc lại câu này nữa.

Mẫu thứ hai
Mẫu này khác với mẫu thứ nhất là ở lần quạt lên đầu tiên ở nửa phách thứ nhất, chúng ta không chạm móng vào dây (tay thì vẫn hất lên như bình thường – thể hiện bằng chữ “L” trong dấu ngoặc đơn, hiểu là quạt lên, không chạm vào dây). Tức là chúng ta sẽ “Xờ, không trúng Lờ, Xờ, Lờ”
o||...X.(L).X..L..||
E||---0-----0--0--||
B||---1-----1--1--||
G||---0-----0--0--||
D||---2-----2--2--||
A||---3-----3--3--||
E||---3-----3--3--||
o||...1..&..2..&..||

Mẫu thứ ba
Nếu như ở mẫu thứ hai chúng ta không chạm vào dây ở lần quạt lên thứ nhất, thì ở mẫu này, chúng ta không chạm vào ở lần quạt lên thứ hai (ở nửa phách thứ hai). Tức là chúng ta sẽ “Xờ, Lờ, Xờ, không trúng Lờ”
o||...X..L..X.(L).||
E||---0--0--0-----||
B||---1--1--1-----||
G||---0--0--0-----||
D||---2--2--2-----||
A||---3--3--3-----||
E||---3--3--3-----||
o||...1..&..2..&..||

Mẫu thứ tư
Ở mẫu này chúng ta sẽ không chạm vào dây ở lần quạt xuống thứ hai ở phách thứ hai, tức là chúng ta sẽ “Xờ, Lờ, Xờ không trúng, Lờ”
o||...X..L.(X).L..||
E||---0--0-----0--||
B||---1--1-----1--||
G||---0--0-----0--||
D||---2--2-----2--||
A||---3--3-----3--||
E||---3--3-----3--||
o||...1..&..2..&..||

Mẫu thứ năm
Còn bây giờ chúng ta sẽ bỏ qua hai lần quạt ở giữa, tức là chúng ta sẽ “Xờ, không trúng Lờ, Xờ không trúng, Lờ”. Một điểm cần chú ý ở đây là do một là quãng nghỉ lâu, hai là không có mâu thuẫn về chuyện đà tay, cho nên nếu không cần vung tay lên xuống đều đều theo tốc độ nửa phách một (như chúng ta đang làm cho đến giờ) mà vẫn có thể giữ được đều nhịp không đổi, thì có thể nghỉ tay ở nửa phách thứ nhất và đầu phách thứ hai cho đến khi quạt lên ở nửa phách thứ hai, tức là chúng ta có thể “Xờ, nghỉ, nghỉ, Lờ”.
Một chú ý nữa là trong trường hợp quạt xuống, quạt lên đều đều, trường độ mỗi nốt sẽ đúng là một nốt móc đơn, ở đây có khoảng nghỉ ở giữa, nếu muốn giữ đúng trường độ như trên thì sẽ phải nhấp ngón hay chặn dây, tuy nhiên chúng ta sẽ không cần phải làm đúng như vậy, cụ thể là tay bấm để nguyên, mặc kệ cho các nốt ở lần quạt xuống thứ nhất ngân “hết đà”.
o||...X.(L)(X).L..||
E||---0--------0--||
B||---1--------1--||
G||---0--------0--||
D||---2--------2--||
A||---3--------3--||
E||---3--------3--||
o||...1..&..2..&..||

Mẫu thứ sáu
Ở mẫu này, chúng ta sẽ không chạm vào dây ở cả phách cuối cùng, tức là chúng ta sẽ “Xờ, Lờ, Xờ không trúng, không trúng Lờ” hoặc “Xờ, Lờ, nghỉ, nghỉ”.
Tương tự như ở mẫu thứ năm, tay bấm luôn để nguyên, không chặn dây, để cho ngân “hết đà”.
o||...X..L.(X)(L).||
E||---0--0--------||
B||---1--1--------||
G||---0--0--------||
D||---2--2--------||
A||---3--3--------||
E||---3--3--------||
o||...1..&..2..&..||

Sáu kiểu “tổ hợp” quạt lên quạt xuống mà chúng ta vừa thực hiện trên đây có thể dùng (đã “xếp” sẵn từ trước hẳn hoi hoặc theo thói quen khi đánh) để tạo nên rất nhiều kiểu quạt chả khác nhau. Trước hết, “ngấm” được những kỹ năng như thế này, chúng ta sẽ có thể thể hiện rất tốt những kiểu quạt chả theo đúng bài bản (xem “Quạt đánh gái” sẽ trình bày sau), sau nữa, chúng còn có thể hỗ trợ chúng ta trong những trường hợp nổi hứng “ờ, tao thích quạt thế đấy...” mà vẫn đảm bảo không sai lệch so với “dàn hát”.

Kỳ sau: “LUẬN QUẠT CHẢ - QUẠT TỐC VÁY”
Về Đầu Trang Go down
http://ctm2k49.allgoo.us
lc3b3r9
Admin
Admin
lc3b3r9


Tổng số bài gửi : 268
Age : 37
Registration date : 13/05/2007

Thông tin nhân vật
Địa chỉ nhà: Việt Nam
Sở thich: Draw, Game, Music, etc

cai nay minh tim duoc thay hay hay post cho anh em doc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: cai nay minh tim duoc thay hay hay post cho anh em doc   cai nay minh tim duoc thay hay hay post cho anh em doc Icon_minitimeTue Jun 26, 2007 11:17 am

Đàn chỉ luận - LUẬN QUẠT CHẢ
QUẠT TỐC VÁY

Ngoại trừ một số điểm khác biệt có tính chất bảo hành bảo trì mà mọi người đều biết như là “xe máy thì nói chung trước phải bơm rồi sau mới cưỡi, còn gái thì trước phải cưỡi rồi sau mới bơm...” thì xét trên nhiều phương diện, gái và xe máy có nhiều điểm giống nhau... ví dụ như muốn sử dụng hợp pháp một “con” (xe máy hoặc gái), chúng ta đều phải “đăng ký”, các trường hợp sử dụng không đăng ký, nếu bắt được đều bị sử phạt... giống như xe máy, gái luôn có mặt ở khắp mọi nơi, mọi chỗ... và cũng y như là xe máy, gái cũng hết sức là đa dạng, đa dạng về chủng loại, về hình thức, đa dạng về công dụng, đa dạng về ích lợi cũng như tác hại... cái này thì tiền nhân tự cổ cũng đã đúc kết được vô khối những kinh nghiệm xương máu. “Gái học yếu luận” – vốn là một pho sách gái, cũng có bàn đầy đủ về chuyện này (ở chương khác), ví dụ như “...những cái đứa còng ngang lưng đa phần đều ngơ ngáo và vô duyên, mặt mũi đầy đặn mà mắt hay mở thao láo thì tính khí thất thường và hay cáu bẳn, mắt một mí mà ngực phòi mông tóp thì tham ăn tục uống, gò má cao mà lại có hai cằm thì chóng già và hay soi mói, thằng nào mà lấy phải loại này thì cả đời sẽ bị y như là thằng tù...” v.v... và v.v... nói chung là hết sức đa dạng và nhiều điểm bất ngờ... cho nên, đại trượng phu nếu tự nhiên có bị gặp phải một đứa vừa già, vừa xấu lại vừa lãng mạn thì mặt cũng đừng có mà đổi sắc... nói đến mới nhớ, mặc dù rất chi là thiên biến vạn hóa, nhưng đa phần chúng đều có cùng một đặc điểm chung là rất “lãng mạn”, nói đúng hơn là rất “thích những cái việc mà chúng cho là lãng mạn”... phải nói thế là bởi vì cái mà chúng cho là lãng mạn cũng là hoàn toàn chỉ theo cách nghĩ rất riêng, và nói chung là rất sai của chúng... lãng mạn, đối với chúng thường là ngồi mụ mị ngây độn cả người ra, mắt mũi thì đờ đẫn toàn là lòng trắng để thưởng thức những thể loại phim phò có nhiều trai gái bệnh tật ốm đau, đứa nào cũng như là sắp chết đến nơi (nhất là gái, rất chi là hay chửa hoang), toàn là những bọn đau khổ uất ức đầy người, cáu gắt như chó, nói năng thì cấm cảu, giật cục, thỉnh thoảng lại có đứa gào ầm lên như là bị dở người, rượu thì đé0 biết uống, toàn say, rồi thì hai con ngoáo đi tranh nhau một thằng chã hoặc hai thằng chã nhảy dựng lên vì một con ngoáo (đương nhiên, cũng phải thành thật xác nhận là một số con ngoáo trong phim cũng đúng là ngon không thể tả, nhưng mà cái đấy lẽ ra phải để dùng vào việc khác, và theo một cách khác, chứ đé0 phải như là mấy thằng trong phim)... (xong rồi đến lúc tranh được rồi, thì tự nhiên cái thằng/con ấy lại bị làm sao đó, mà lại cố tình dấu dấu diếm diếm không nói với ai, rồi tự lăn ra chết mẹ), đúng là ngớ ngẩn đé0 thể tả... người hàn quốc từ bé đã phải ăn sâm củ như là ăn sắn, ăn thịt chó như là ăn thịt lợn (cái nước ấy thiên nhiên vốn không ưu đãi, lúa ngô khoai sắn thịt cá đều thiếu, chỉ có sâm với củ cải là nhiều... cho nên mới phải ăn uống y như là người dân tộc vậy) thì những triệu chứng như trên cũng là hợp lý về cả phương diện tâm sinh lý cũng như logic, nhưng mà người việt... thì tội tình đé0 gì... nếu mà cũng như thế, thì rõ là dở hơi rồi, nhưng mà từ đầu đến giờ chúng ta đã thống nhất quan điểm là “kiểu gì cũng phải chiều chuộng chúng thôi”... cho nên liên quan đến chuyện oánh đàn, ta cũng không thể không chuẩn bị sẵn một số kỹ năng căn bản liên quan đến những vấn đề nặng phần lả lướt, thậm chí là ưỡn ẹo một chút... tất cả những cái đấy, đối với gái thì đều là biểu hiện của sự “lãng mạn”...

Tương tự như ở nội dung trước, ở đây cũng sẽ trình bày một số mẫu “quạt chả”, nhưng là đối với loại nhịp 4/4 (lần trước là 2/4...), loại nhịp “vua” của nhạc việt nam... biết làm thế đé0 nào, thì chúng ta vốn là nho giáo, lại ở gần đường xích đạo, cho nên non sông ta tươi đẹp, nhạc sĩ ta giàu nữ tính... âu cũng là ý trời...
Có một gợi ý nho nhỏ, trước là để cho dễ tập lúc ban đầu, sau là ngay cả khi đã thạo rồi, mặc dù không để ý nhưng nhiều người trong chúng ta vẫn thường làm như vậy một cách tự nhiên mỗi khi cần chuyển hợp âm nhanh, và cuối cùng (quan trọng nhất) là mặc dù có làm như vậy, thực ra nghe nó cũng đé0 ảnh hưởng gì lắm... đó là nếu không thể chuyển hợp âm mà không bị “giật cục” thì ở quạt chả cuối cùng trước khi chuyển sang một hợp âm mới, chúng ta có thể quạt dây buông (sẽ có thêm thời gian để chộp kịp hợp âm tiếp theo), đại khái là “...choang choang choang choang choang choang xình...” nếu không được thì “...choang choang choang choang BÙNG xình...”, về căn bản là vẫn có thể đi cùng với “khi...biết tin em rồi” mà không gây ra hiệu ứng gì lộ liễu lắm. Oki, bây giờ đã có thể bắt đầu với mẫu quạt chả 4/4 đầu tiên (nhớ là như đã giải thích ở nội dung trước, mẫu quạt chả có thể coi như một “đoạn kỹ năng”, chứ chưa phải là một “điệu” cụ thể như đít xcô hay là xì lô... cái này là ở bài sau)

À mà hệ thống ký hiệu của chúng ta thì vẫn theo quy ước đã thống nhất từ bài trước, nhịp chân thì là 1 & 2 & 3 & 4 &... còn tay thì là X L X L...

Mẫu thứ nhất
Ở mẫu này chúng ta cứ đều đều chân thì dậm, ngóc, dậm, ngóc... tay thì quạt xuống, quạt lên, quạt xuống, quạt lên... tức là “Xờ, Lờ, Xờ, Lờ...”, và nếu lúc chuyển hợp âm mà không giữ được đều nhịp thì ở quạt lên cuối cùng (nửa phách thứ tư) có thể quạt dây buông.

o||...X..L..X..L..X..L..X..L
E||---0--0--0--0--0--0--0--0---||
B||---0--0--0--0--0--0--0--0---||
G||---0--0--0--0--0--0--0--0---||
D||---2--2--2--2--2--2--2--2---||
A||---2--2--2--2--2--2--2--2---||
E||---0--0--0--0--0--0--0--0---||
o||...1..&..2..&..3..&..4..&

Vả lại mục đích ở đây là tập quạt chả, cho nên hợp âm cũng không cần thiết phải dụng đến cái phức tạp, hãy tập với dãy hợp âm Em-Am-Em-Am-Em-Am
(*) Cần tập như vậy với tất cả các mẫu, cho nên từ sau sẽ không nhắc lại câu này nữa

Mẫu thứ hai
Nếu như ở mẫu thứ nhất chúng ta chơi theo kiểu 08 nốt móc đơn, mỗi móc đơn một quạt chả thì mẫu thứ hai bắt đầu bằng một nốt đen và nối tiếp bằng 06 nốt móc đơn. Ta vẫn chơi như cũ, nhưng ở lần quạt lên thứ hai (nửa phách đầu tiên) sẽ không chạm vào dây, và nhớ là tay vẫn để nguyên để cho dây ngân tiếp trong lúc quạt “trượt” này, tức là ta sẽ “Xờ, không trúng Lờ, Xờ, Lờ, Xờ, Lờ, Xờ, Lờ...”

o||...X.(L).X..L..X..L..X..L
E||---0-----0--0--0--0--0--0---||
B||---0-----0--0--0--0--0--0---||
G||---0-----0--0--0--0--0--0---||
D||---2-----2--2--2--2--2--2---||
A||---2-----2--2--2--2--2--2---||
E||---0-----0--0--0--0--0--0---||
o||...1..&..2..&..3..&..4..&

Mẫu thứ ba
Mẫu này là “Xờ, Lờ, Xờ, Lờ, Xờ không trúng, Lờ, Xờ, Lờ...”, tức là sẽ quạt trượt ở đầu phách thứ 3.

o||...X..L..X..L.(X).L..X..L
E||---0--0--0--0-----0--0--0---||
B||---0--0--0--0-----0--0--0---||
G||---0--0--0--0-----0--0--0---||
D||---2--2--2--2-----2--2--2---||
A||---2--2--2--2-----2--2--2---||
E||---0--0--0--0-----0--0--0---||
o||...1..&..2..&..3..&..4..&

Mẫu thứ tư
Cái này giống như sự trộn lẫn giữa mẫu thứ hai và mẫu thứ ba. Bây giờ chúng ta đã thạo kiểu tab này rồi, nên có lẽ khỏi cần giải thích dài dòng về cách “quạt” và “quạt trượt”. Điều cần nói nhất ở đây, là mẫu này là mẫu đáng chú ý nhất trong tất cả 07 mẫu 4/4 mà chúng ta có ở đây. Có thể nói đây sẽ là một trong những kiểu quạt chả được chúng ta sử dụng nhiều nhất trong thực tế đánh gái. Mẫu này có thể gọi là mẫu “hoang đảo”... còn về khái niệm “hoang đảo” thì như sau, giả sử như bây giờ ta là “chàng bạch tuyết” đang dẫn bảy “con lùn” đi đú, thì bị chìm mẹ thuyền, phải cố sức mà bơi vào một hoang đảo, bơi vào có một mình thì sau này biết làm cái đé0 gì trên đấy, thà chết mẹ cho xong, khác đé0 gì, cho nên phải cố mà cứu thêm gái lên, nhưng mà sức người có hạn, có cố hết sức thì cũng chỉ có thể cứu thêm được một con lùn thôi, mà cả bảy con đều lùn như nhau, thế thì biết cứu con đé0 nào... thì chính là con này, con thứ tư.

o||...X.(L).X..L.(X).L..X..L
E||---0-----0--0-----0--0--0---||
B||---0-----0--0-----0--0--0---||
G||---0-----0--0-----0--0--0---||
D||---2-----2--2-----2--2--2---||
A||---2-----2--2-----2--2--2---||
E||---0-----0--0-----0--0--0---||
o||...1..&..2..&..3..&..4..&

Mẫu thứ năm
Nếu đã chơi quen con thứ tư rồi thì chúng ta sẽ không gặp vấn đề gì rắc rối lúc làm thịt con thứ năm này.

o||...X.(L)(X).L.(X).L..X..L
E||---0--------0-----0--0--0---||
B||---0--------0-----0--0--0---||
G||---0--------0-----0--0--0---||
D||---2--------2-----2--2--2---||
A||---2--------2-----2--2--2---||
E||---0--------0-----0--0--0---||
o||...1..&..2..&..3..&..4..&

Mẫu thứ sáu
Trông thì tưởng là rắc rối, nếu thử chuyển hợp âm vài lần thì sẽ thấy “chu kỳ” quạt chả ở mẫu này là tương đối đơn giản, nó theo kiểu “ba cái một”.

o||...X.(L).X..L..X.(L).X..L
E||---0-----0--0--0-----0--0---||
B||---0-----0--0--0-----0--0---||
G||---0-----0--0--0-----0--0---||
D||---2-----2--2--2-----2--2---||
A||---2-----2--2--2-----2--2---||
E||---0-----0--0--0-----0--0---||
o||...1..&..2..&..3..&..4..&

Mẫu thứ bảy
Nếu như vừa xem vừa chịu khó tập thử, thì đến đoạn này, mỗi chúng ta có thể nói đều đã quạt chả hơi bị thạo rồi, cho nên mẫu cuối cùng này chắc là sẽ thấy dễ thôi. (Còn nếu mà vẫn thấy khó, thì có lẽ nên chịu khó đi lại một lượt nữa từ đầu bài trước, mà cứ việc đi thong thả thôi, chắc là sẽ không thừa đâu).

o||...X.(L).X.(L).X..L..X..L
E||---0-----0-----0--0--0--0---||
B||---0-----0-----0--0--0--0---||
G||---0-----0-----0--0--0--0---||
D||---2-----2-----2--2--2--2---||
A||---2-----2-----2--2--2--2---||
E||---0-----0-----0--0--0--0---||
o||...1..&..2..&..3..&..4..&

Hết bài này, kỹ năng quạt chả của chúng ta có thể coi là đã hơi ổn ổn... và chắc là sẽ không ai gặp phải khó khăn gì trong việc “triển khai” một số “điệu” cơ bản sẽ giới thiệu ở bài sau. Nốt bài sau, thì, nếu như còn đang đi học ở trường, có thể nói là chúng ta đã hơn được rất nhiều trai khác ở trường rồi... nhưng mà không nên lầm tưởng là cái đấy là do chúng ta tài giỏi gì hơn người, đây thực chất chỉ là do đám kia lười nhác, chỉ ham hát hò kiểu “chữ chạy chạy...”, chứ nếu gào kiểu đấy một hồi, tự thấy đần (không phải ngẫu nhiên mà cái “chữ chạy chạy...” của mấy chú lùn động cái là tự mổ bụng cho nó thối inh lên được trao giải “phản nobel” – là một giải “mâm xôi” khoa học), chúng cũng đi thửa đàn về rồi hì hục tập tành thì chỉ sau một hồi là lại “xưa kia bà đẹp nhất trần...” ngay thôi. Vấn đề là thạo những cái này rồi, lại còn phải biết cách dùng chúng để biến báo... tại vì quạt chả, muốn đơn giản thì đơn giản thôi, còn muốn phức tạp bao nhiêu thì có phức tạp bấy nhiêu... Chúng ta ở đây hẳn nhiều người đã biết cách bật đàn oóc lên, chọn một điệu thích hợp rồi chộp hợp âm để cho nó tự đệm, thỉnh thoảng thì bấm nút để cho nó tự “dồn” một phát... lúc đầu thấy nó ồn ồn dậm dịch lên thì cũng hứng thú ra phết... nhưng mà sau một hồi, nghe mãi cái kiểu nhạc đấy nhiều người sẽ bắt đầu thấy nó như là một cái món ăn rất chi là bứ, ngấy phè... Có thể dùng cái này như một cái mô tả tương đối sát thực cho việc quạt chả của chúng ta... Cơ bản, không sai thì thế, còn muốn cho hay, cho không bị bứ, thì phải thành thạo hơn, phải “ngấm” thêm một mức những cái kỹ năng đã đề cập đến, nếu có thể thì nghĩ thêm ra cả những kỹ năng khác nữa, và dùng chúng để biến mọi bản đệm thành một cái gì đó theo kiểu của riêng ta... còn chuyện làm thế nào để cho cái kiểu của riêng ta chiếm được cảm tình của gái thì chắc không còn cách nào khác ngoài cách phải cố gắng đánh gái cho nhiều, vừa đánh vừa đúc kết kinh nghiệm... nhưng mà đây là chuyện dài nhiều tập, và phụ thuộc vào các vấn đề rất riêng của mỗi người, còn những thứ cơ bản, thì nói chung vẫn cứ nên càng chắc cối càng tốt...

Kỳ sau: “QUẠT ĐÁNH GÁI”
Về Đầu Trang Go down
http://ctm2k49.allgoo.us
lc3b3r9
Admin
Admin
lc3b3r9


Tổng số bài gửi : 268
Age : 37
Registration date : 13/05/2007

Thông tin nhân vật
Địa chỉ nhà: Việt Nam
Sở thich: Draw, Game, Music, etc

cai nay minh tim duoc thay hay hay post cho anh em doc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: cai nay minh tim duoc thay hay hay post cho anh em doc   cai nay minh tim duoc thay hay hay post cho anh em doc Icon_minitimeTue Jun 26, 2007 11:18 am

Đàn chỉ luận – LUẬN QUẠT CHẢ
QUẠT ĐÁNH GÁI
(phần một)

Xác định cách đệm một bài nhạc theo “điệu” nào, muốn bảo là dễ thì là dễ, còn nếu muốn làm “theo kiểu khó” thì muốn khó bao nhiêu thì có khó bấy nhiêu, vì bản thân vấn đề tự nó đúng là có bản chất không đơn giản, ví dụ như có những bài nhạc có thể chỉ thích hợp với một “điệu” nhất định, lại có những bài có thể thích hợp với nhiều “điệu” khác nhau, hơn nữa trong cùng một bài nhạc lại có thể (hoặc buộc phải) chơi 2, 3 hoặc nhiều “điệu” khác nhau... và đến lượt cái mà chúng ta quen gọi là “điệu” tự nó lại cũng bao gồm nhiều “chi tiết” con con khác nhau, ví dụ như nó liên quan đến kiểu nhịp (2/4, 3/4, 4/4, 2/2, 6/8...), đến mức độ nhanh chậm, đến cách thể hiện câu nhạc, v.v... và v.v... Dễ nhận thấy là nếu ngay từ đầu đã xà ngay vào cái đống mặc dù không phải là lùng bùng nhưng lại vô cùng bát nháo ấy, thì đảm bảo chưa đánh được con gái nào thì đã chán mẹ đánh đàn là chắc. Nó như đoạn đường dài, tốt nhất là ta cứ nên thong thả mà đi, và quan trọng là đi đến đoạn nào thì phải tranh thủ đánh gái ngay ở đoạn đấy... có đánh được gái, thì mới có hứng thú để mà đi tiếp... trước đã bàn là gái cũng giống như xe máy, đâu đâu cũng có, lại đa dạng nhiều chủng loại lắm mà... cho nên dốt thì đánh gái ngơ ngơ, khá rồi thì gái cũng khá theo, còn giỏi rồi thì... thôi đé0 nói...

Một vấn đề nữa cũng hết sức quan trọng, là học đánh đàn nó cũng có điểm giống như học ngoại ngữ, nhiều người mặc dù có vốn từ nhiều, ngữ pháp cũng đầy mình, nhưng giao tiếp lại cực kỳ tệ hại, nói năng vất vả, vừa nói vừa hì hục “tìm cách nói” tương đối mệt mỏi... trong khi có nhiều người tuy chỉ mới học thôi, cả vốn từ và ngữ pháp đều ít hơn, nhưng giao tiếp lại “thoải mái” hẳn hơn, lại còn vẫn cứ đong được gái đều đều... lý do chính là những người ở trường hợp thứ nhất khi muốn nói gì thường nghĩ trong đầu cái muốn nói bằng tiếng mẹ đẻ, rồi mới tìm cách “dịch” sang thứ tiếng đang giao tiếp, nghĩ bằng tiếng mẹ đẻ, về phương diện ngôn ngữ học là nghĩ “theo kiểu phức tạp”, và những người này sẽ luôn gặp khó khăn trong việc “dịch” cái phức tạp đấy sang ngôn ngữ đang giao tiếp... còn ở trường hợp thứ hai, những người này suy nghĩ trực tiếp bằng cái ngôn ngữ đang dùng để giao tiếp, cho nên giữa ý nghĩ và khả năng thể hiện nó không bị mâu thuẫn, thành ra họ “lưu loát” hơn, biết còn ít thì tìm cách diễn đạt đơn giản dễ hiểu thôi, văn hoa làm bẹn gì xong rồi lại đé0 biết nói như thế nào... hơn nữa “thân kiếm hợp nhất”, nhóm thứ hai sẽ tiến bộ nhanh hơn hẳn nhóm thứ nhất. Chúng ta cũng biết là à ờ... cái vấn đề đấy nó phức tạp lắm, nhưng mà bây giờ có bao nhiêu thì cứ dùng bấy nhiêu rồi cố thể hiện cho thật tốt, cứ tự tin mà chơi... Hơn nữa tập trung ngồi luyện đàn cho giỏi mà phải nhịn đánh gái suốt một thời gian dài thì đé0 ai mà chịu cho được, học đàn có phải là chuyện ngày một ngày hai đé0 đâu, cho nên đé0 chơi kiểu “giỏi rồi mới đánh gái”, nói như vậy là đé0 hiểu gì, đánh gái khác với đánh nhau, không giỏi thì bất quá chịu bẽ bàng chút thôi chứ cũng đé0 bị ai đánh chết (mà về chuyện bẽ bàng thì ngay cả giỏi rồi cũng sẽ vẫn tiếp tục bị, gái cơ mà, lường trước thế đé0 nào được... mới cả bẽ bàng thì sợ lịt gì), cho nên, phải vừa học đàn vừa đánh gái thì mới thích... Mà cũng giống y như là ngoại ngữ, nhiều người đàn giỏi hẳn hoi, nhưng mà đánh gái vẫn cực kỳ vất vả. Cho nên xác định lại thêm một lần nữa, là “ĐÀN” và “ĐÀN-GÁI” vẫn là hai môn khác hẳn nhau, ngay cả Các Mác Ăng Ghen cũng đâu có phải là hai vợ chồng, là bốn người khác hẳn nhau mà.

Thống nhất về quan điểm rồi, bây giờ đã có thể bắt đầu làm quen với những vấn đề rất hay dùng để đi đánh gái. Vấn đề thứ nhất là Disco...

(*) Các bản audio minh họa có thể lấy về nghe thử từ địa chỉ http://plus.xdrive.com/u/64051847/9...wZSAjnr2KM30ZOV với các tên file tương ứng.
(**) Với mỗi “điệu”, nói chung nên
(1) Lấy mẫu về nghe thử
(2) Chơi thử mẫu theo tab
(3) Nghe và chơi thử đoạn ví dụ theo hợp âm có trong bài

Disco
(1) File mẫu - “Disco Pattern.mid”
(2) Tab


o||...C
E||------0-0----0-0----0-0----0-0-|
B||------1-1----1-1----1-1----1-1-|
G||*--0--0-0-0--0-0-0--0-0-0--0-0-|
D||*--2------2------2------2------|
A||---3------3------3------3------|
E||-------------------------------|

o.G7...............................C
-----1-1----1-1----1-1----1-1--||--0---||
-----0-0----0-0----0-0----0-0--||--1---||
-----0-0----0-0----0-0----0-0-*||--0---||
--0------0------0------0------*||--2---||
--2------2------2------2-------||--3---||
--3------3------3------3-------||------||

(3) File minh họa - “Disco Accompaniment.mid”

“(A)...
By the river of (A)Babylon
There we sat down.
Yeah we (E7)wept.
When remembered (A)Zion...”

(River Of Babylon – Boney M)

(*) Ghi nhớ: Bài nào thấy “có vẻ giống” như kiểu “River OF Babylon” thì chơi Disco
Tương tự như vậy với tất cả các “điệu” và các bài minh họa còn lại

Slow
(1) File mẫu - “Slow Pattern.mid”
(2) Tab


o||...C...................|..F
E||---0----0----0----0----|--1----1----1----1----|
B||---1----1----1----1----|--1----1----1----1----|
G||*--0----0----0----0----|--2----2----2----2----|
D||*--2---------2---------|--3---------3---------|
A||---3---------3---------|--3---------3---------|
E||---3---------3---------|--1---------1---------|

o.G7...................||..C
--1----1----1----1-----||--0----------------||
--0----0----0----0-----||--1----------------||
--0----0----0----0----*||--0----------------||
--0---------0---------*||--2----------------||
--2---------2----------||--3----------------||
--3---------3----------||--3----------------||

(3) File minh họa - “Slow Accompaniment.mid”

“(Bm)...
Gọi (Bm)nắng trên vai em gầy đường xa áo (Em)bay
Nắng qua mắt buồn lòng hoa bướm (F#7)say (Bm)
Lối em đi về trời không có (Em)mây
Đường đi suốt (F#7)mùa nắng lên thắp (Bm/D)đầy (Bm)...”

(Hạ trắng – Trịnh Công Sơn)

Slow Rock
(1) File mẫu thứ nhất - “Slow Rock Pattern 01.mid”
(2) Tab thứ nhất


o||...C
E||---0--0--0--0--0--0--0--0--0--0--0--0--|
B||---1--1--1--1--1--1--1--1--1--1--1--1--|
G||*--0--0--0--0--0--0--0--0--0--0--0--0--|
D||*--2--2--2--2--2--2--2--2--2--2--2--2--|
A||---3--3--3--3--3--3--3--3--3--3--3--3--|
E||---3--3--3--3--3--3--3--3--3--3--3--3--|


o.F
--1--1--1--1--1--1--1--1--1--1--1--1--|
--1--1--1--1--1--1--1--1--1--1--1--1--|
--2--2--2--2--2--2--2--2--2--2--2--2--|
--3--3--3--3--3--3--3--3--3--3--3--3--|
--3--3--3--3--3--3--3--3--3--3--3--3--|
--1--1--1--1--1--1--1--1--1--1--1--1--|


o.G7...................................||..C
--1--1--1--1--1--1--1--1--1--1--1--1---||--0---||
--0--0--0--0--0--0--0--0--0--0--0--0---||--1---||
--0--0--0--0--0--0--0--0--0--0--0--0--*||--0---||
--0--0--0--0--0--0--0--0--0--0--0--0--*||--2---||
--2--2--2--2--2--2--2--2--2--2--2--2---||--3---||
--3--3--3--3--3--3--3--3--3--3--3--3---||--3---||



(3) File mẫu thứ hai – “Slow Rock Pattern 02.mid”
(4) Tab thứ hai

o||...C
E||------------0-----------------0--------|
B||------1--1--1--1--1-----1--1--1--1--1--|
G||*-----0--0--0--0--0-----0--0--0--0--0--|
D||*--2--2--2-----2--2--2--2--2-----2--2--|
A||---3--3--3-----3--3--3--3--3-----3--3--|
E||---3-----------------3-----------------|

o.F
-----------1-----------------1--------|
-----1--1--1--1--1-----1--1--1--1--1--|
-----2--2--2--2--2-----2--2--2--2--2--|
--3--3--3-----3--3--3--3--3-----3--3--|
--3--3--3-----3--3--3--3--3-----3--3--|
--1-----------------1-----------------|

o.G7
-----------1-----------------1---------||
-----0--0--0--0--0-----0--0--0--0--0---||
-----0--0--0--0--0-----0--0--0--0--0--*||
--0--0--0-----0--0--0--0--0-----0--0--*||
--2--2--2-----2--2--2--2--2-----2--2---||
--3-----------------3------------------||

o.C
--0----------------||
--1----------------||
--0----------------||
--2----------------||
--3----------------||
--3----------------||

(5) File minh họa – “Slow Rock Accompaniment.mid”

“(Dm)... (Dm)... (E)...
Ngày mai em (Am)đi
Biển nhớ tên em gọi (Dm)về
Gọi hồn liễu rủ lê (E)thê
Gọi bờ cát trắng đêm (Am)khuya...”

(Biển nhớ - Trịnh Công Sơn)

Valse
(1) File mẫu - “Valse Pattern.mid”
(2) Tab


o||..C..............|..Em.............|..Am
E||-------0----0----|-------0----0----|-------0----0----|
B||-------1----1----|-------0----0----|-------1----1----|
G||-------0----0----|-------0----0----|-------2----2----|
D||-----------------|-----------------|-----------------|
A||--3--------------|--2--------------|--0--------------|
E||-----------------|-----------------|-----------------|

o.F..............|..G7.............|..C
-------1----1----|-------1----1----|-------0--------||
-------1----1----|-------0----0----|-------1--------||
-------2----2----|-------0----0----|-------0--------||
-----------------|-----------------|-------2--------||
--3--------------|-----------------|--3----3--------||
-----------------|--3--------------|----------------||


(3) File minh họa – “Valse Accompaniment.mid”

“(Gm)...
Mẹ ngồi ru (Dm)con tiếng hát lênh (Gm)đênh
Mẹ ngồi ru (Bb)con ru mây vào (Gm)hồn
Mẹ dạy cho con tiếng nói quê (Cm)hương
Mẹ nhìn con (Bb)đi phút dây bàng (F)hoàng (Gm)...”

(Ca dao mẹ - Trịnh Công Sơn)

Boston
Có thể đánh y như Valse nhưng chậm hơn, hoặc theo cách sau
(1) File mẫu - “Boston Pattern.mid”
(2) Tab


o||..C.................|..Em
E||--------0-----0-----|--------0-----0-----|
B||--------1-----1-----|--------0-----0-----|
G||-----0-----0-----0--|-----0-----0-----0--|
D||--------------------|--------------------|
A||--3-----------------|--2-----------------|
E||--------------------|--------------------|

o.Am................|..F
--------0-----0-----|--------1-----1-----|
--------1-----1-----|--------1-----1-----|
-----2-----2-----2--|-----2-----2-----2--|
--------------------|--------------------|
--0-----------------|--3-----------------|
--------------------|--------------------|


--------1-----1-----|-------0--------||
--------0-----0-----|-------1--------||
-----0-----0-----0--|-------0--------||
--------------------|-------2--------||
--------------------|--3----3--------||
--3-----------------|----------------||


(3) File minh họa – “Boston Accompaniment.mid”

“(Dm)...
Biển rộng xanh nhớ cánh buồm xa xôi
(Gm)Sông uốn khúc chảy mãi về (Dm)nơi đâu
(Bb)Ôi cuộc sống xinh tươi như (Dm)mộng đời
(A7)Lưu luyến trong tâm hồn bao (Dm)người...”

(Come Back To Sorriento – E. Curtiss)

(còn tiếp... Rumba, Cha cha cha, Tango, Surf – Slow Surf, Bepop, Marche, Fox)
Về Đầu Trang Go down
http://ctm2k49.allgoo.us
lc3b3r9
Admin
Admin
lc3b3r9


Tổng số bài gửi : 268
Age : 37
Registration date : 13/05/2007

Thông tin nhân vật
Địa chỉ nhà: Việt Nam
Sở thich: Draw, Game, Music, etc

cai nay minh tim duoc thay hay hay post cho anh em doc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: cai nay minh tim duoc thay hay hay post cho anh em doc   cai nay minh tim duoc thay hay hay post cho anh em doc Icon_minitimeTue Jun 26, 2007 11:18 am

Đàn chỉ luận – LUẬN QUẠT CHẢ
QUẠT ĐÁNH GÁI
(phần hai)

Nước ta ở gần đường xích đạo, khí hậu nóng ẩm, nắng lắm mưa nhiều, có gió mùa thổi... rất nhiều chim và bướm... có lẽ ngày xưa được thiên nhiên ưu đãi, nhởn nhơ chơi bời sung sướng quá nên tâm hồn trai gái ta nói chung đều bay bổng và xa rời thực tế, trai thì hay thích bóng gió, gái thì ưa tỏ ra ngây thơ... cho nên trai thì có thói quen nói ẩn dụ vòng vèo, còn gái thì thích chơi kiểu giả vờ không hiểu, biết mẹ rồi vẫn cứ hay làm bộ hỏi đi hỏi lại... lâu dần thành một cái đặc tính cố hữu rất là khó chịu ở gái ta, là “hỏi nhiều”. Mà nếu nói riêng về chuyện đàn-gái, thì cái việc hay hỏi này phải nói là một trong những cái việc khó chịu nhất... Ví dụ như là chúng ta đã bỏ công sức chịu khó đi dần dần đến hết bài trước của “Đàn chỉ luận”, nắm vững từng ấy “điệu” thì thực chất là đã có thể tự tin mà vác đàn xông vào bất cứ đám gái nào, và đệm tuốt các bài mà chúng có thể hát... Đã được hầu hạ tận tình và “có năng lực” đến thế rồi, nếu biết điều và hiểu chuyện thì cũng nên chuyển dần sang giai đoạn “ban phát” chi chi đó đi... thích hát thì đã được hát, thích có thằng đệm đàn thì đã có thằng đệm đàn, cuộc đời tưởng như thế cũng là viên mãn mẹ rồi, ấy thế mà nhiều khi chúng vẫn cứ tiếp tục dở chứng, ví dụ... “anh ơi, em thấy con bạn em khoe là đi học nhảy cha cha cha hay lắm, cha cha cha nó như thế nào hở anh, anh đánh thử cha cha cha đi...”... trong đầu chúng ta lúc đấy nói chung sẽ là “cha cha cha nó là cái con mẹ mẹ mẹ mày...”, nhưng mà ở ngoài mặt thì vẫn sẽ phải là “à.. à.. ờ... nó cũng hay lắm nhưng mà hơi phức tạp... để lúc khác anh chơi cho mà xem...” (rồi sau đó sẽ phải là một quá trình nhọc nhằn lên mạng vào khắp các diễn đàn âm nhạc và “đại ca nào làm ơn chỉ cho em cha cha cha, gấp gấp gấp – em sắp phải đi thi văn nghệ ở trường”). Và chuyện này nhiều khi còn có thể khó chịu hơn nữa, ví dụ... “anh ơi, đêm đông văn thương mi thứ anh nhá”, ok ngay, với khả năng của chúng ta hết bài trước, đêm đông mi thứ là chuyện nhỏ hơn con hổ... nhưng mà chính vào lúc ta đang yên ổn với đêm đông xì lô rốc, tự dưng thấy tình yêu im mẹ đé0 hát tiếp, lại còn hơi nhăn nhăn... “anh ơi không giống trong băng, ở đấy nó hơi dật dật, em thấy trong sách nhạc hình như nó ghi là tăng gô, anh đang chơi điệu gì đấy...”... dme... gái thì nghe băng chép lời rồi bắt chước mà hát cũng đã là quá lắm rồi, lại còn đi nghe cả phần đệm với đọc cả sách nhạc nữa thì rốt cuộc nó sẽ thành ra là thế đé0 nào, hay là để tao làm gái, mày đệm đàn đi này... đã mất bao nhiêu là công sức rồi, còn muốn gì nữa... ấy thế mà ngoài mặt thì lại vẫn cứ phải “ờ... ờ..., thì anh đang chơi tăng gô đấy, nhưng mà giọng em nó thanh nên phải cố chơi cho “mềm” nó mới hợp... mà bài này khó thể hiện ca từ lắm, hay để lần sau, bây giờ em hát tuổi hồng thơ ngây đi, anh cũng thích bài đấy lắm...” (rồi tiếp theo lại là “...tăng gô, gấp gấp...” ở trên mạng). Đã đành là liên quan đến các vấn đề với gái thì “ờ... ờ...”, “à... à...”... với các thể loại “biến báo” khác là không thể thiếu, và có thể nói không oan là cũng hết sức thú vị, tuy nhiên, có thú vị mấy thì nó cũng nên có mức độ thôi, quá cái mức ấy đi, mọi chuyện sẽ trở nên vô cùng khó chịu... Cho nên để tránh rất nhiều những quả “gấp gấp gấp... em sắp phải đi thi văn nghệ ở trường” trên mạng thì rất nên tham khảo thêm những nội dung sẽ trình bày dưới đây.

Lưu ý lại một lần nữa về phương pháp
(*) Các bản audio minh họa có thể lấy về nghe thử từ địa chỉ http://plus.xdrive.com/u/64051847/9...wZSAjnr2KM30ZOV
với các tên file tương ứng.
(**) Với mỗi “điệu”, nói chung nên
(1) Lấy mẫu về nghe thử
(2) Chơi thử mẫu theo tab
(3) Nghe và chơi thử đoạn ví dụ theo hợp âm có trong bài

Rumba
(1) File mẫu – “Rumba Pattern.mid”
(2) Tab


o||...C.......................|.....F............. ....G7
E||------0--0-----0--0-----0--|-----1--1-----1--1-----1--|
B||------1--1-----1--1-----1--|-----1--1-----1--1-----0--|
G||*-----0--0-----0--0-----0--|-----2--2-----2--2-----0--|
D||*-----------2--------------|--------------------3-----|
A||---3-----------------------|-----------3--------------|
E||---------------------3-----|--1-----------------------|

o..............................C
-----1--1-----1--1-----1---||------||
-----0--0-----0--0-----0---||------||
-----0--0-----0--0-----0--*||------||
--------------------0-----*||------||
-----------2---------------||--3---||
--3------------------------||------||


(3) File minh họa – “Rumba Accompaniment.mid”

“(Am)...
The shadow of your (Bm7)smile when (E7)you are (Am)gone
Will color all my (Dm7)dreams and (G7)light the (C)dawn (F)
Look into my (Dm)eyes my (E7)love and (Am)see (C7)
All the lovely (F)things you (B7)are to (E7)me (Am)...”

(The Shadow Of Your Smile – Johnny Mandel/Paul Francis Webster
)

Cha cha cha
(1) File mẫu – “Cha Cha Cha Pattern.mid”
(2) Tab


o||..C.....................|..F
E||--0----0-----0----0--0--|--1----1-----1----1--1--|
B||--1----1-----1----1--1--|--1----1-----1----1--1--|
G||--0----0-----0----0--0--|--2----2-----2----2--2--|
D||--2---------------------|--3---------------------|
A||--3-------3-------------|--3---------------------|
E||------------------------|--1-------1-------------|

..G7....................|..C
--1----1-----1----1--1--|--0----0-----0----0--0--||
--0----0-----0----0--0--|--1----1-----1----1--1--||
--0----0-----0----0--0--|--0----0-----0----0--0--||
--0---------------------|--2---------------------||
--2---------------------|--3-------3-------------||
--3-------3-------------|------------------------||


(3) File minh họa – “Cha Cha Cha Accompaniment.mid”

“(Dm)...
Besame, besame (Gm)mucho
Each time I cling to your kiss I hear (A7)music di(Dm)vine.
(D7)Besame, besame (Gm)mucho
(Dm)Hold me my darling and (E7)say that you''ll (A7)always be (Dm)mine...”

(Besame Mucho – Consuelo Velasquez/English Lyric - Sunny Skylar)

Tango (argentin)
(1) File mẫu – “Tango Pattern.mid”
(2) Tab


o||...C............|..F............|..G7
E||---0--0--0--0---|--1--1--1--1---|--1--1--1--1---|
B||---1--1--1--1---|--1--1--1--1---|--0--0--0--0---|
G||*--0--0--0--0---|--2--2--2--2---|--0--0--0--0---|
D||*---------------|---------------|---------------|
A||--------------3-|---------------|---------------|
E||----------------|-------------1-|-------------3-|

o.C
--0--0--0--0----||--0--------||
--1--1--1--1----||--1--------||
--0--0--0--0---*||--0--------||
---------------*||--2--------||
-------------3--||--3--------||
----------------||-----------||


(3) File minh họa – “Tango Accompaniment.mid”

“(D)...
Xa xa đàn chim ưng dang cánh biếc trời mây tung (A7)hoành
Sương lam lắng chìm trong hoàng hôn khi tâm tư tan (D)tành
Thuyền ai đang lênh đênh vượt (A7)sóng biếc cho tan vơi cơn sầu
Ai đang đắm đuối trên lưng muôn con sóng xanh bạc (D)đầu...”

(La Paloma - Sebastian Yradier/Jerry Costillo)

(còn tiếp... Surf – Slow Surf, Bepop, Marche, Fox)
Về Đầu Trang Go down
http://ctm2k49.allgoo.us
tigerking&moon
Thiếu tá
Thiếu tá
tigerking&moon


Tổng số bài gửi : 289
Age : 38
Registration date : 23/05/2007

cai nay minh tim duoc thay hay hay post cho anh em doc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: cai nay minh tim duoc thay hay hay post cho anh em doc   cai nay minh tim duoc thay hay hay post cho anh em doc Icon_minitimeSat Jul 28, 2007 8:53 am

ui dai the!doc sao sue!
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





cai nay minh tim duoc thay hay hay post cho anh em doc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: cai nay minh tim duoc thay hay hay post cho anh em doc   cai nay minh tim duoc thay hay hay post cho anh em doc Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
cai nay minh tim duoc thay hay hay post cho anh em doc
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» mot vai hinh anh ve cai ma cad co the lam duoc
» Tin ve thuyet minh do an
» Đề nghị các MOD viết nội quy cho box của minh
» Thông báo thay tên miền
» Có thay đổi nhỏ

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: Câu lạc bộ :: guitar club-
Chuyển đến